Tìm hiểu quy trình nhập khẩu hàng hóa từ A-Z cho người mới bắt đầu

Hàng hóa nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu trong các lĩnh vực kinh doanh. Đó có thể là các sản phẩm tiêu dùng, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hoặc máy móc thiết bị,…Tuy nhiên dù là bất cứ mặt hàng gì thì khi làm thủ tục từ nước ngoài vào Việt Nam đều phải thực hiện đúng theo quy trình nhập khẩu hàng hóa. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu hàng hóa, bài viết sẽ giới thiệu chi tiết các bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam.

1. Nhập khẩu hàng hóa là gì?

Nhập khẩu hàng hóa là phương thức kinh doanh buôn bán có phạm vi quốc tế. Đây là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nguyên tắc là trao đổi ngang giá và lấy tiền tệ làm môi giới.

Như vậy, nhập khẩu là hoạt động kinh tế vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Nó vừa đảm bảo cho các ngành kinh tế mũi nhọn của một quốc gia phát triển ổn định, vừa khai thác triệt để lợi thế của quốc gia đó.

Nhập khẩu hàng hóa
Nhập khẩu hàng hóa là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

2. Các hình thức nhập khẩu hàng hóa phổ biến hiện nay

2.1. Hình thức nhập khẩu trực tiếp 

Theo hình thức này thì người mua hàng và người bán hàng trực tiếp thực hiện giao dịch với nhau, quá trình mua-bán không ràng buộc lẫn nhau. 

Quy trình nhập khẩu hàng hóa trực tiếp được tiến hành một cách đơn giản. Tuy nhiên bên nhập khẩu trước khi ký kết được hợp đồng nhập khẩu cần phải tự tiến hành thực hiện các bước như: Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nhà cung cấp, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, bỏ vốn, chịu mọi chi phí và rủi ro trong quá trình giao dịch.

2.2. Hình thức nhập khẩu ủy thác

Theo hình thức này nhà kinh doanh sẽ thuê một đơn vị trung gian để thay mặt và đứng tên nhập khẩu hàng hóa, được giao ước bằng hợp đồng ủy thác.

Bên nhận ủy thác có trách nhiệm cung cấp thông tin về thị trường, khách hàng, giá cả,…có liên quan đến hàng hóa được ủy thác, thực hiện việc ký kết hợp đồng và các thủ tục nhập khẩu có liên quan.

Khi thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp thực hiện ủy thác không cần bỏ vốn, không cần xin hạn ngạch, không phải tìm kiếm đối tác, thỏa thuận giá cả,… và sẽ nhận được dịch vụ do bên ủy thác chi trả.

2.3. Hình thức buôn bán đối lưu

Đây là phương thức thanh toán được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch mua bán hàng hóa với chính phủ các nước đang phát triển. Hàng hóa nhập khẩu được đổi lấy loại hàng hóa có giá trị tương đương. Trong phương thức nhập khẩu này, với 1 hợp đồng kinh doanh bạn có thể tiến hành đồng thời cả hai hoạt động là xuất khẩu và nhập khẩu. 

2.4. Hình thức tạm nhập tái xuất

Đây là hình thức mà nhà kinh doanh Việt Nam nhập khẩu mang tính tạm thời hàng hóa vào Việt Nam, sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó từ Việt Nam sang nước khác. Mục đích của hình thức này là nhập khẩu hàng hóa nhưng không tiêu thụ trong nước mà nhằm xuất khẩu sang nước thứ ba để thu lợi nhuận. 

Khi tạm nhập tái xuất, nhà kinh doanh cần tiến hành đồng thời hai hợp đồng là ký kết hợp đồng với thương nhân nước xuất khẩu và ký hợp đồng bán hàng với thương nhân nước nhập khẩu.

2.5. Hình thức nhập khẩu gia công

Đây là hình thức nhập khẩu mà bên nhận gia công là doanh nghiệp Việt Nam tiến hành nhập khẩu nguyên, vật liệu từ đơn vị thuê gia công ở nước ngoài để thực hiện việc gia công hàng hóa theo hợp đồng hai bên đã ký kết. 

3. Quy trình nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam được thực hiện như thế nào?

Để đưa hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam thì sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hóa cần được thực hiện với đầy đủ các bước sau:

3.1. Ký kết hợp đồng mua bán

Ký kết hợp đồng nhằm xác nhận việc hợp tác hoặc mua bán hàng hóa giữa hai bên. Hợp đồng sẽ bao gồm các thông tin về các điều khoản, điều kiện có tính pháp lý liên quan đến hàng hóa, việc vận chuyển và trách nhiệm các bên khi thực hiện hợp đồng,…

quy trình nhập khẩu hàng hóa
Ký kết hợp đồng là bước khởi đầu trong quy trình nhập khẩu hàng hóa.

3.2. Đặt lịch vận chuyển đối với các hãng tàu hoặc hãng hàng không 

Dựa vào các điều kiện về giao hàng, bên có trách nhiệm (có thể là bên bán, bên mua hoặc bên trung gian được ủy quyền) sẽ đặt lịch vận chuyển phù hợp đối với các đơn vị vận tải hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam. Hiện nay, việc vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài được thực hiện theo ba con đường cơ bản là đường bộ, đường biển và đường hàng không.

3.3. Hoàn thiện các thủ tục, giấy phép nhập khẩu hàng hóa 

Doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện các thủ tục, giấy phép theo quy định của Nhà Nước (cụ thể ở đây là Việt Nam) mới được nhập khẩu hàng hóa. Cần tránh tình trạng hàng hóa cập bến mới phát hiện thiếu sót về thủ tục thì sẽ mất nhiều thời gian và chi phí.

3.4. Kiểm tra, theo dõi việc đóng hàng của bên xuất khẩu

Để tránh những rủi ro đáng tiếc làm ảnh hưởng đến tiến độ của quy trình nhập khẩu hàng hóa, bên nhập khẩu cần luôn kiểm tra và nhắc nhở bên xuất khẩu chuẩn bị hàng, niêm phong hàng hóa, giao hàng cho đơn vị vận chuyển đúng thời điểm,…

kiểm tra, theo dõi việc đóng hàng
Để tránh những rủi ro bên nhập khẩu cần luôn kiểm tra, theo dõi việc đóng hàng.

3.5. Nhận chứng từ và kiểm tra chứng từ liên quan

Khi nhập khẩu hàng hóa, bên mua cần yêu cầu bên bán gửi các chứng từ liên quan đến lô hàng hóa. Trong hoạt động nhập khẩu thông thường có các loại chứng từ như: Hóa đơn thương mại, tờ khai đóng gói, mã vận đơn và các chứng từ có liên quan khác,…Chính vì vậy, để không ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu hàng hóa, bạn cần kiểm tra các chứng từ một cách cẩn thận, chi tiết, nếu phát hiện có sai sót cần liên hệ với bên cung cấp hàng hóa và khắc phục ngay.

3.6. Theo dõi đơn hàng và làm thủ tục nhận hàng

Người nhận hàng sẽ theo dõi đơn hàng thông qua mã vận đơn do bên giao hàng cung cấp. Quá trình này bạn nên chủ động kiểm tra về hành trình của chuyến hàng để chủ động trong việc lên lịch nhận hàng, xử lý các giấy tờ, chuẩn bị xe vận chuyển hàng hóa nhằm đảm bảo việc nhận hàng được đúng hạn và không có sai sót.

3.7. Hoàn thiện các thủ tục hải quan để nhận hàng

Hàng hóa được nhập khẩu bằng các phương thức khác nhau như: đường hàng không, đường bộ, đường thủy. Và tùy theo từng phương thức mà doanh nghiệp tiến hành thực hiện các thủ tục có liên quan, bao gồm: Đóng thuế nhập khẩu, xuất trình các giấy tờ về xuất xứ hàng hóa cũng như chứng từ cho đơn vị kiểm soát, … Sau khi hoàn thiện các thủ tục hải quan, hàng hóa sẽ được bàn giao tại các ga hàng hóa hoặc cảng biển tùy thuộc theo phương thức vận chuyển. Việc hoàn thiện các thủ tục hải quan là một bước rất quan trọng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa, bạn cần không để xảy ra thiếu sót hoặc sai sót trong khâu này.

3.8. Vận chuyển hàng hóa về kho bảo quản và hoàn thiện các công tác có liên quan

Đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không thì sau khi hoàn thiện thủ tục, hàng hóa đã có thể sẵn sàng để vận chuyển và phân phối. Đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển, doanh nghiệp cần lưu ý về việc xử lý thêm về việc kéo trả container rỗng cho Cảng nhập.

quy trình nhập khẩu hàng hóa
Hàng hóa sau khi cập bến sẽ được bên nhập khẩu vận chuyển về kho.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bao gồm các bước cơ bản trên. Trong đó, công đoạn có thể gây mất nhiều thời gian nhất chính là việc thực hiện các thủ tục hải quan. Công đoạn này đòi hỏi nhiều thủ tục, cũng chỉ sự chi tiết trong các chứng từ cung cấp. Nếu ở phần này, doanh nghiệp không nắm vững quy trình cũng như có kinh nghiệm xử lý, rất dễ mắc những sai lầm khiến lô hàng lâu được nhập và lưu thông vào Việt Nam. 

4. Những khó khăn trong quy trình nhập khẩu hàng hàng hóa

Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa, các lô hàng cần phải trải qua nhiều khâu mới có thể nhập khẩu vào Việt Nam. Vì vậy trong quy trình này luôn có những khó khăn, hạn chế như:

4.1. Chi phí đi lại tốn kém và cần thực hiện các giấy tờ, thủ tục

Quy trình nhập khẩu hàng hóa không giống như mua – bán hàng hóa ở trong nước. Bạn sẽ tiêu tốn nhiều chi phí cho việc đi lại, tiền phòng, tiền ăn uống…Bên cạnh đó để việc di chuyển thuận lợi bạn còn cần chuẩn bị nhiều thủ tục và giấy tờ khác nhau như: Visa, hộ chiếu, giấy thông hành,…

Ngoài ra, đóng vai trò quan trọng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa, các giấy tờ cần thiết cho chuyến hàng của bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ và đảm bảo không có sai sót.

4.2. Rào cản ngôn ngữ

Khi bạn nhập khẩu hàng trực tiếp từ nước ngoài hoặc thông qua các trang thương mại điện tử quốc tế bạn sẽ đều phải sử dụng các ngôn ngữ khác nhau. Nếu bạn thông thạo tiếng bản địa thì sẽ là một lợi thế, còn nếu ngược lại bạn sẽ phải chi trả một khoản chi phí cho phiên dịch trong quá trình thương lượng và đàm phán hợp đồng với bên cung cấp hàng hóa. Vì vậy, khi bạn tính toán các chi phí có thể phát sinh trong quy trình nhập khẩu hàng hóa, hãy liệt kê khoản chi phí dành cho phiên dịch nhé.

Rào cản ngôn ngữ
Rào cản ngôn ngữ là một trong những khó khăn dễ gặp phải trong quá trình nhập khẩu hàng hóa.

4.3. Dễ gặp phải rủi ro khi thanh toán 

Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa, thanh toán hàng hóa là một khâu rất quan trọng, quá trình này có thể chỉ diễn ra trong một lần hoặc chia thành nhiều lần cho một đợt mua hàng.

Hiện nay, việc thanh toán tiền mua hàng có thể bằng tiền mặt, thanh toán qua thẻ ngân hàng nội địa, thẻ visa/mastercard hoặc chuyển tiền vào tài khoản.

Mỗi cách thức thanh toán đều có những ưu điểm riêng biệt. Tuy nhiên trong quá trình thanh toán quốc tế sẽ vẫn mang tính rủi ro như đã chuyển tiền hàng nhưng nhà cung cấp không cung cấp hàng, khó khăn lấy lại tiền nếu chuyển khoản nhầm, và chênh lệch về tỷ giá cũng là một hạn chế của quá trình thanh toán quốc tế.

4.4. Hạn chế trong việc tìm kiếm thông tin về đối tác 

Nếu bạn là người mới trong việc nhập khẩu hàng hóa kinh doanh, bạn sẽ cần đầu tư nhiều thời gian và công sức để lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa có thể đáp ứng tốt nhất các tiêu chí hàng hóa như chất lượng và giá cả. 

Tuy nhiên trong quá trình tìm kiếm thông tin về đối tác cung cấp hàng hóa bạn sẽ gặp nhiều khó khăn do quá nhiều thông tin ảo khiến bạn bị lúng túng; các thông tin về nhà cung cấp, chủng loại hàng hóa…không được viết bằng ngôn ngữ quốc tế (tiếng anh); thông tin về đơn vị cung cấp do họ tự cập nhật, không được sàng lọc hoặc kiểm chứng nên không khó tránh khỏi việc bị lừa đảo.

4.5. Khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hóa về Việt Nam

Thông thường hàng hóa nhập khẩu sẽ được vận chuyển về Việt Nam bằng đường bộ, đường hàng không và đường biển. Nếu bạn nhập khẩu với số lượng hàng lớn thì phương thức vận tải đường biển là phổ biến và phù hợp nhất. 

Dù vận chuyển hàng hóa bằng phương thức nào thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ liên quan đến hàng hóa. Nếu không hàng hóa sẽ bị giữ lại, bạn sẽ bị mất nhiều thời gian hơn cho việc nhập hàng và thậm chí là tốn kém về tiền bạc. 

Với mỗi quốc gia thì quy trình nhập khẩu hàng hóa sẽ cần những thủ tục khác nhau. Và với mỗi phương thức vận chuyển khác nhau cũng sẽ quy định những thủ tục khác nhau như: Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển, đường bộ hay đường hàng không. Nên bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi tiến hành việc nhập hàng hóa. Hiện nay, nhiều công ty đã lựa chọn hình thức thuê các đơn vị, công ty logistics/FWD để tiến hành việc nhập khẩu hàng hóa. Hình thức này giúp bạn đỡ tiêu tốn công sức, thậm chí là cả chi phí hơn so với với việc bạn tự thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa. 

Hãy đến với công ty K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup siêu thị chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

🟢 CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP

🏢 VP Hà Nội: Số Nhà F1 Ngõ 112, Phường Kiến Hưng, Quận Hà

Đông, Thành phố Hà Nội

🏢 VP HCM: Lầu 4 số 32 Đường số 4, Khu Dân Cư Cityland,

Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM

🏢 VP Miền Bắc & Miền Trung : Số 116 Phạm Thận Duật.

Phố Bích Đào, Phường Ninh Sơn – TP, Ninh Bình.

️ HOTLINE:

— Hà Nội: 098.5566.123

— TP.HCM: 082.583.1111

— Ninh Bình : 085.399.2222

Bản quyền thuộc về công ty K-setup!

.
.
.
.