Hợp tác mở cửa hàng tiện lợi được xem là một phương thức kinh doanh hợp lý. Chúng mang lại cho bạn nhiều cơ hội hơn trong việc thực hiện hóa giấc mơ “làm chủ”. Song bên cạnh đó vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro mà bạn có thể chưa biết. Vì vậy để đánh giá một cách khách quan và trung thực về phương thức kinh doanh này mời bạn cùng theo dõi bài viết sau.
NỘI DUNG
1. Tổng quan về thị trường cửa hàng tiện lợi
Cửa hàng tiện lợi là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi quy trình cung ứng thực phẩm cho người tiêu dùng. Được biết thời gian qua, khi Việt Nam bị chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid 19 đã dẫn đến việc các kênh mua sắm bị gián đoạn. Tuy nhiên các kênh bán hàng khác như cửa hàng tiện lợi có ứng dụng số hóa vẫn tiếp tục trong quỹ đạo tăng trưởng.
Đó là nhờ vào những ưu thế như giao hàng và thanh toán nhanh chóng mà không phải tiếp xúc với những người xung quanh. Đặc biệt, trong thị trường cửa hàng tiện lợi ước tính năm 2021 có đến 8 triệu người dân bắt đầu gia nhập và sử dụng nền tảng số hóa để thực hiện mua sắm các mặt hàng thiết yếu.
Trên đà phát triển này có lẽ trong năm 2022 các cửa hàng tiện lợi sẽ là điểm sáng của thị trường. Cũng đã có nhiều chuyên gia dự báo rằng thị phần cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng bền vững và mạnh mẽ. Bởi theo dự báo GDP bình quân đầu người tại Việt Nam trong 1 thập kỷ tới sẽ tăng mạnh và mức sống của người Việt tăng cao. Hơn nữa tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam cũng có biến chuyển tăng từ 30.5% lên 40%.
Mặt khác nhu cầu tìm đến những cơ sở bán đồ thực phẩm chất lượng, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tăng cao. Nó sẽ là lợi thế để mở rộng quy mô cũng như thị phần của các chuỗi cửa hàng tiện lợi.
2. Mở cửa hàng tiện lợi cần chuẩn bị những yếu tố nào?
Trước khi tìm người hợp tác bạn cần xem xét đến các yếu tố liên quan đến quá trình xây dựng và mở một cửa hàng tiện lợi. Vậy những yếu tố đó là gì? Cụ thể:
2.1. Vốn mở cửa hàng tiện lợi
Có thể thấy vốn là một trong những yếu tố quan trọng, chúng quyết định đến sự thành công và thất bại của một người lần đầu bước chân vào ngành bán lẻ. Trường hợp nguồn vốn có hạn bạn nên tập trung vào chi phí cố định như mặt bằng, nguồn hàng, trang thiết bị buộc phải trả có để hoàn thiện một cửa hàng tiện lợi đúng nghĩa.
Ngoài các chi phí đó bạn sẽ cần cân nhắc về vốn để trả cho những chi phí khác như nhân công, phí quản lý, thiết kế, cải tạo…Nhìn chung nguồn vốn phải thật vững chắc thì mới có thể sở hữu được một cửa hàng tiện lợi của riêng mình.
2.2. Mặt bằng kinh doanh cửa hàng tiện lợi
Đương nhiên địa điểm kinh doanh cũng là một yếu tố cần thiết. Chúng đóng vai trò hàng đầu quyết định đến sự “thành bại” khi tiến hành mở cửa hàng tiện lợi. Bởi nếu lựa chọn địa điểm phù hợp thì tăng khả năng tiếp cận đến với khách hàng mục tiêu. Từ đó tăng khả năng tiêu thụ, giúp nguồn doanh thu tăng lên và sinh lời.
Đặc biệt với mô hình cửa hàng tiện lợi có chỗ ngồi hay cửa hàng tiện lợi 24h, việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh lại vô cùng quan trọng. Vì thế thường những nơi đông dân cư hoặc các địa điểm gần các khu vực trường học sẽ là nơi đặt cửa hàng lý tưởng. Do nguồn khách hàng tại những khu vực này khá nhiều, đa dạng. Và đây là tệp khách hàng khá ưa chuộng mô hình này bởi họ có thể mua đồ ăn, đồ uống và sử dụng luôn tại cửa hàng.
Đôi khi việc sở hữu một diện tích nhỏ nhưng đặt tại nơi đắc địa cũng làm nên sự thành công của một mô hình kinh doanh. Dù nói vậy nhưng bạn vẫn phải chuẩn bị một mặt bằng phù hợp gần trục đường chính, có chỗ để xe thoải mái….
2.3. Khách hàng mục tiêu của cửa hàng tiện lợi
Ngoài 2 yếu tố kể trên thì khách hàng mục tiêu của cửa hàng tiện lợi cũng xem là một nhân tố quyết định sự thành công của mô hình này. Vì thế bạn cần xác định rõ người mà bạn muốn tiếp thị sản phẩm là ai? Sinh viên/học sinh hay người tiêu dùng thông thường….
Bạn hãy cân nhắc dựa trên những đặc điểm sau:
- Nhóm khách hàng thành thị. Họ là những người tiêu dùng trung thành sinh sống ở các khu vực sầm uất như chung cư, các khu phố nhộn nhịp. Đây là nhóm người thích sự tiện lợi trong việc mua sắm.
- Nhóm người công sở/người đi làm. Đây là nhóm người bận rộn thường có ít thời gian mua sắm. Họ rất ít đến các siêu thị hoặc chợ truyền thống vì thế mô hình cửa hàng tiện lợi được xem là một nơi lý tưởng của nhóm đối tượng này. Mặt hàng mà họ hướng đến là đồ ăn nhẹ, cà phê hoặc một số nhóm thực phẩm khác có tính linh hoạt.
- Nhóm sinh viên và học sinh. Nhóm đối tượng này khá trẻ, họ yêu thích cái mới và đôi khi là cần một chỗ vừa dùng để ăn uống, vừa làm nơi học tập. Chính vì thế việc hướng đến mô hình cửa hàng tiện lợi có chỗ ngồi là điều hoàn toàn hợp lý.
2.4. Lựa chọn mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi phù hợp với thị yếu
Mô hình cửa hàng tiện lợi khá đa dạng có thể làm theo kiểu truyền thống tức chỉ bán mang đi hoặc một hình thức mới là ngồi tại chỗ hoặc phục vụ 24/24. Tuy nhiên việc lựa chọn một mô hình phù hợp còn cân nhắc đến nhiều yếu tố như:
- Tiềm năng của mô hình. Hãy xem trên thị trường mô hình cửa hàng tiện lợi nào đang có xu hướng lên ngôi. Và từ đó có thể định hướng được kiểu kinh doanh mà bạn hướng đến.
- Xem xét đối thủ cạnh tranh. Mô hình nào càng thịnh hành tức càng có nhiều đối thủ cạnh tranh và bạn càng khó có thể đứng vững trên thị trường. Trong một số trường hợp cuộc chiến quá khốc liệt còn khiến bạn phải bù lỗ và buộc thoát khỏi thị trường. Vì thế hãy xem xét kỹ lưỡng.
- Cân nhắc về nguồn vốn có phù hợp với mô hình mà bạn mong muốn hay không. Đừng quá tham vọng dẫn đến việc thiếu vốn khiến rủi ro kinh doanh tăng cao.
- Xem khách hàng mục của mình là ai, họ có nhu cầu như thế nào.
- Xem xét dựa trên ý kiến đóng góp của người đồng hành hợp tác mở cửa hàng tiện lợi
2.5. Chuẩn bị các giấy tờ liên quan
Những giấy tờ buộc phải có khi thực hiện mở cửa hàng tiện lợi:
- Giấy phép kinh doanh.
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ của nguồn hàng.
- Chứng nhận về phòng cháy chữa cháy.
- Một số các giấy phép khác liên quan đến ngành hàng đặc biệt như rượu, thuốc lá…..
2.6. Hàng hóa kinh doanh tại cửa hàng tiện lợi
Kinh doanh cửa hàng tiện lợi đương nhiên phải biết mặt hàng mà mình hướng đến là gì. Đó có thể là các mặt hàng đa dạng với nhiều chủng loại như cà phê, nước giải khát, bia….có xuất xứ từ các quốc gia khác nhau. Hoặc bạn cũng có thể xem xét đến các mặt hàng văn phòng phẩm như bút nhớ, bút bi hay sổ….
Ngoài các mặt hàng này bạn nên xem xét đến việc cung cấp thêm các dịch vụ tiện ích khác giúp việc mua sắm của khách hàng trở nên thuận tiện hơn như:
- Đa dạng kênh thanh toán. Có thể hỗ trợ bằng thẻ ngân hàng, các ứng dụng thông minh như momo, zalopay….Nó giúp người tiêu dùng tối ưu hóa quy trình mua sắm.
- Bán thêm thẻ game/thẻ cào. Ngày nay đã có nhiều cửa hàng tiện lợi cũng bán kèm thêm các loại thẻ này giúp tăng nhu cầu mua sắm của khách hàng. Nó cũng là cách để đa dạng khách hàng mục tiêu của cửa hàng tiện lợi.
- Tạo thêm một gian hàng liên quan đến văn phòng phẩm và bán những mặt hàng được tìm mua nhiều như bút, giấy nhớ,…Nó là những mặt hàng có thể giúp bạn thu hút thêm được lượng người mua và gia tăng sự mua sắm của khách hàng.
3. Đánh giá tiềm năng & rủi ro của phương án hợp tác mở cửa hàng tiện lợi
Như đã đề cập bên trên việc hợp tác mở cửa hàng tiện lợi là một trong những phương án hay giúp bạn thành công trong việc thực hiện hóa giấc mơ. Tuy nhiên ẩn chứa trong đó vẫn là những rủi ro khôn lường vậy hãy cùng xem xét các đánh giá về mặt tiềm năng cũng như rủi ro khi thực hiện hợp tác nhé.
3.1. Lợi ích của việc hợp tác mở cửa hàng tiện lợi
Những lợi ích phải kể đến của việc hợp tác mở cửa hàng tiện lợi đó là:
3.1.1. Dễ dàng sở hữu cửa hàng tiện lợi của riêng mình
Nhiều người có mong muốn mở một cửa hàng tiện lợi của riêng mình nhưng lại không đủ vốn. Đó là nguyên nhân chính. Tuy nhiên ngày này với sự đa dạng trong kinh doanh các mối quan hệ đã dần được gắn kết khiến cho chúng ta dễ dàng tiếp cận với những cá nhân có chung ý tưởng và cùng chí hướng. Họ cũng thiếu vốn hoặc đủ vốn nhưng chưa biết vận hành mô hình kinh doanh này.
Chính vì thế việc hợp tác mở cửa hàng tiện lợi là một sự lựa chọn lý tưởng đối với những người đam mê kinh doanh và muốn dấn thân vào ngành bán lẻ.
3.1.2. Dễ dàng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu
Ngày nay các công cụ truyền thông phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Chính vì vậy việc bạn có thêm 1 người đồng hành có thể giúp bạn phát triển thương hiệu ngay trên những kênh truyền thông mới có tính hữu ích như facebook, zalo, instagram…
Ở những kênh này tập khách hàng được đánh giá là khá lớn và họ thường xuyên quan tâm đến các mặt hàng thực phẩm. Vì vậy hãy nắm bắt cơ hội và khai thác bạn đồng hành trên phương diện này. Nó hoàn toàn không tốn chi phí thậm chí còn tăng tăng độ phủ sóng của thương hiệu.
3.1.3. Tạo ra các phương án bán hàng hiệu quả, linh hoạt
Khác với việc tự kinh doanh, khi đã có một người đồng hành bạn sẽ có thêm một bộ não để tư duy. Người bạn đồng hành đó sẽ giúp bạn hoàn thiện được những phương án kinh doanh hiệu quả, có phần chủ động hơn và linh hoạt hơn.
Chẳng hạn thay vì đưa các chiến dịch khuyến mãi theo ngày có thể xây dựng các campain theo định kỳ dành cho những khách hàng tiềm năng. Nó sẽ ít tốn chi phí và còn tăng hiệu quả của chiến dịch đồng thời kích thích khách hàng mua sắm.
3.1.4. Mở rộng được tệp khách hàng, tiếp cận với người mới
Nếu một mình bạn chưa chắc đã thành công xây dựng được tệp data khách hàng khổng lồ bởi lẽ các mối quan hệ của bạn đều bị giới hạn. Thế nhưng nếu chọn hợp tác mở cửa hàng tiện lợi việc mở rộng mối quan hệ hay thu hút khách hàng mới không hẳn là điều khó.
Bạn và người đồng hành đều “win – win” trong việc hình thành và phát triển một hệ sinh thái tiêu dùng khổng lồ. Nó không chỉ khởi nguồn là người thân mà còn là bạn bè của người cùng hợp tác thậm chí là các mối quan hệ đồng nghiệp cũ…Đương nhiên khi này việc quảng bá thương hiệu của cửa hàng tiện lợi cũng sẽ đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
3.1.5. Bù đắp các kỹ năng/kinh nghiệm còn thiếu sót
Cá nhân dù đã có nhiều kinh nghiệm nhưng cũng vẫn còn nhiều khoảng trống về năng lực và kỹ năng. Đương nhiên bạn không thể cùng một lúc làm tất cả các công việc liên quan. Bởi vậy chỉ cần tìm được đúng người có chung lý tưởng và tiến hành hợp tác mở cửa hàng tiện lợi sẽ giúp thương hiệu phát triển mạnh mẽ hơn. Hơn nữa điều này cũng có mặt lợi là vừa làm giảm áp lực cho mỗi cá nhân đồng thời tiết kiệm chi phí. Đặc biệt nó còn đảm bảo hoạt động của cửa hàng được triển khai theo một hướng tốt nhất.
3.2. Một số rủi ro đi kèm với việc hợp tác
Dù việc hợp tác mở cửa hàng tiện lợi đem lại nhiều lợi ích. Thế nhưng chúng vẫn kèm theo một số rủi ro như:
- Không thể chủ động trong việc phân bổ cũng như sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý. Nó làm nguồn vốn bị hao hụt và dẫn đến việc tranh chấp hoặc thậm chí là dừng hợp tác.
- Không nắm bắt tình hình thực tế và không hạch toán lợi nhuận trong việc hợp tác mở cửa hàng tiện lợi. Những trường hợp này khiến lợi ích của chính bản thân người khởi xướng phương án kinh doanh bị thiệt thòi. Nó cũng dẫn đến việc phá vỡ mối quan hệ hợp tác, thậm chí là đền hợp đồng.
- Khi hợp tác mà không có giấy tờ chứng thực phân chia quyền/nghĩa vụ khiến bạn không thể bảo vệ được quyền lợi cho chính mình. Đặc biệt là khi có phát sinh tranh chấp liên quan đến phân quyền nghĩa vụ hay các thủ tục pháp lý khác.
- Không thể chủ động cũng như can thiệp vào các quyết định có tính ảnh hưởng đến sự phát triển của cửa hàng. Hoặc đôi khi chính bạn cũng không thể quyết định được nguồn cung hàng hóa do việc phân quyền lợi không rõ ràng.
- Bị chèn ép dẫn đến việc buộc phải từ bỏ hợp tác mở cửa hàng tiện lợi. Lúc này có thể đối phương không muốn bạn đồng hành mà muốn thay thế người khác thì họ sẽ sử dụng phương thức này.
4. Những phương án phòng tránh và khắc phục rủi ro khi hợp tác mở cửa hàng tiện lợi
Rủi ro vẫn luôn hiện hữu khi bạn đồng ý hợp tác mở cửa hàng tiện lợi với một người hội tụ đầy đủ yếu tố mà bạn cần. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi của chính mình hãy tuân thủ những phương pháp phòng tránh, ngăn ngừa rủi ro sau:
- Luôn tìm hiểu kỹ lưỡng về cá nhân hoặc một tổ chức mà bạn mong muốn hợp tác.
- Tìm hiểu về các quy định hợp tác kinh doanh.
- Bàn thảo và thống nhất với chính người đồng hành về các điều khoản, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của 2 bên khi tiến hành hợp tác. Hoặc thảo luận thêm về điều khoản như thời điểm rút vốn, điều kiện phân chia lãi, tỷ lệ chia lãi,…
- Lập bản thảo quy định về các điều kiện, nghĩa vụ và phân quyền giữa các bên. Hoặc một số chế tài xử lý đối với bên nào có hành vi vi phạm về những điều khoản đã được quy định.
- Không nên hợp tác mở cửa hàng kinh doanh với một nhóm người hoặc một cá nhân mà bạn cho là không thể tin tưởng.
- Hãy thuê hoặc nhận tư vấn từ những luật sư có tiếng trong lĩnh vực để phòng ngừa và tìm đến các phương án giải quyết rủi ro.
Trên đây là toàn bộ những đánh giá về ưu điểm cũng như hạn chế của việc hợp tác mở cửa hàng tiện lợi. Mong rằng bạn đọc có những cái nhìn khách quan và nên đưa ra những phương án dự trù hiệu quả. Chúc bạn thành công.
Hãy đến với công ty K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup siêu thị chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP
Hà Nội: Số Nhà F1 Ngõ 112 ,Tổ 16 Khu Tập Thể Công Ty Sông Đà 10, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
TP.HCM: Lầu 4 số 32 Đường số 4, Khu Dân Cư Cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Hà Nội: 098.5566.123 – TP.HCM: 0368.393.688