Kinh doanh là lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp/cá nhân lựa chọn để đầu tư phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc lựa chọn được mô hình kinh doanh mới phù hợp và hiệu quả luôn là bài toán khó đối với doanh nghiệp hay cá nhân khi bắt đầu khởi nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu các mô hình kinh doanh mới trên thế giới được ưa chuộng hiện nay nhé.
NỘI DUNG
1. Mô hình kinh doanh mới là gì?
Mô hình kinh doanh là những chiến lược cốt lõi của doanh nghiệp/công ty nhằm mục đích mang lại lợi nhuận. Một mô hình kinh doanh bao gồm các yếu tố sau:
- Cách bạn xây dựng kế hoạch để kiếm tiền.
- Quá trình tạo ra những ưu đãi dành cho khách hàng.
- Cách khai thác các mạng lưới phân phối.
- Cách tận dụng các mối quan hệ đối tác quan trọng.
Có thể thấy, mô hình kinh doanh giữ vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Theo đó, giúp cho các doanh nghiệp thu hút đầu tư và tạo động lực hăng say làm việc cho toàn bộ đội ngũ nhân viên. Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh giúp doanh nghiệp dự đoán được các xu hướng và thách thức của thị trường tại thời điểm hiện tại và tương lai.
Chính vì vậy, mô hình kinh doanh mới chính là đổi mới về chiến lược, xây dựng và cải tiến mô hình nhằm sáng tạo ra các cách thức kinh doanh mới. Điều này giúp đem lại nguồn doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời, đây là cách tạo nên sự đột phá trong cách cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và nền tảng đến khách hàng.
2. Top 4 mô hình kinh doanh mới phổ biến nhất trên thị trường hiện nay
2.1. Mô hình kinh doanh online
Là hình thức bán hàng trực tuyến trên mạng, là nơi hoạt động mua – bán được diễn ra một cách sôi động vào bất cứ thời gian nào theo nhu cầu của khách hàng. Để mua sản phẩm, khách hàng chốt đơn qua website, mạng xã hội (facebook, zalo,…), sàn thương mại điện tử (shopee, lazada, tiki,…),…và hàng hóa sẽ được vận chuyển tới tận tay khách hàng. Bạn chỉ cần có máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối Internet là có thể bắt đầu công việc bán hàng online. Đây là mô hình kinh doanh mang lại mức thu nhập khá cao, bạn cũng sẽ không cần thuê mặt bằng nên sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
2.2. Mô hình kinh doanh Business To Business
Đây là mô hình hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau, nó xuất hiện chủ yếu trong lĩnh vực thương mại điện tử và hoạt động chính trên các kênh này. Tuy nhiên, các giao dịch phức tạp sẽ thực hiện ngoài thực tế dựa trên hợp đồng, báo giá sản phẩm và thỏa thuận giữa các bên.
Mô hình kinh doanh Business To Business gồm 4 loại chính, đó là:
- Mô hình trung gian.
- Mô hình thiên bên bán.
- Mô hình thương mại hợp tác.
- Mô hình thiên bên bán.
2.3. Mô hình kinh doanh đăng ký
Đối với mô hình kinh doanh này khách hàng sẽ phải trả một khoản phí nhất định để được quyền sử dụng một sản phẩm/dịch vụ nào đó. Mô hình kinh doanh đăng ký gồm có có 2 dạng, gồm: Đăng ký mua sản phẩm một lần và được sử dụng trọn đời; đăng ký mua sản phẩm, dịch vụ hàng tháng/hàng năm.
Mô hình kinh doanh này phổ biến với các loại nội dung như: Phần mềm, tạp chí, báo, dịch vụ viễn thông, các nội dung trực tuyến. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều doanh nghiệp nổi tiếng áp dụng mô hình này như: Netflix, Spotify, LinkedIn, HBO Go, Disney +,…
2.4. Mô hình bán hàng trực tiếp
Mô hình bán hàng trực tiếp là hình thức bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng tại những địa điểm kinh doanh bên ngoài để phục vụ trực tiếp cho những khách hàng của mình. Với mô hình bán hàng này, các nhà phân phối sẽ tránh được các khâu trung gian khi cung ứng và bán sản phẩm hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng. Hiện nay, có một số loại hình dịch vụ áp dụng mô hình bán hàng trực tiếp như: Nhà hàng, quán cafe, spa,…
3. Các mô hình kinh doanh mới ở nông thôn
Bên cạnh những mô hình kinh doanh mới hiện đại ở các thành phố lớn, thì tại nông bạn có thể áp dụng những mô hình khá đơn giản như:
3.1. Kinh doanh nhỏ, lẻ
Đây là mô hình kinh doanh có từ lâu đời và được sử dụng tại các vùng nông thôn. Trước mắt có thể thấy mô hình này không mang lại lợi nhuận quá cao, tuy nhiên nếu bạn biết tận dụng tối đa những tiềm năng của mình và có ý tưởng kinh doanh mới lạ thì sẽ thu về lợi ích không hề nhỏ.
3.2. Mở cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị mini
Tại các vùng nông thôn, việc kinh doanh siêu thị mini hoặc cửa hàng tạp hóa sẽ dễ phát triển và mang lại lợi nhuận cao. Vì tại khu vực này, bạn sẽ có ít đối thủ cạnh tranh, giá thuê mặt bằng tại đây tương đối thấp. Chính vì thế, trong những năm gần đây, đầu tư kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa/siêu thị mini tại các vùng nông thôn đang trở nên sôi động.
3.3. Mô hình V-A-C (vườn-ao-chuồng)
Nếu bạn sinh sống ở nông thôn, có đất rộng, và nguồn vốn sẵn có thì bạn có thể lập nghiệp với mô hình V-A-C. Với mô hình này bạn có thể trồng các loại rau sạch, hoa quả sạch, cây ăn quả,…; chăn nuôi gà, vịt để lấy trứng và bán thịt, nuôi lợn,…; còn ao bạn có thể thả cá, tôm, lươn,…Việc kết hợp giữa vườn-ao-chuồng giúp bạn tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên để chăn gà, vịt, cá. Để việc kinh doanh được nhiều người biết đến, bạn nên lập website hoặc quảng cáo qua các mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm của mình đến với khách hàng tại các địa phương khác.
4. Các hạng mục cần đầu tư cho một mô hình kinh doanh mới
Để bắt đầu một mô hình kinh doanh mới, chúng ta cần đầu tư cho những hạng mục sau đây:
4.1. Đăng ký kinh doanh
Việc đăng ký kinh doanh sẽ phụ thuộc vào mô hình bạn lựa chọn để mở. Tuy nhiên trước khi bắt đầu đầu tư bạn sẽ phải bỏ một khoản chi phí để đăng ký kinh doanh. Dĩ nhiên, khoản chi phí này sẽ không quá lớn và thường rất nhanh chóng, tiện lợi..
4.2. Nguồn hàng
Hầu hết các mô hình kinh doanh đều sẽ phải chi trả cho nguồn hàng. Chi phí này sẽ duy trì theo ngày/tháng tùy theo dịch vụ mà bạn lựa chọn, tuy nhiên việc nhập hàng sẽ được thực hiện thường xuyên để bạn duy trì việc kinh doanh của mình.
4.3. Đầu tư trang thiết bị
Mua sắm, đầu tư trang thiết bị là những khoản chi phí mà bạn sẽ tiêu tốn nhiều tiền nhất khi bắt đầu một mô hình kinh doanh mới. Việc kinh doanh càng có quy mô lớn và càng hiện đại thì khoản chi phí này sẽ càng hớn, và ngược lại. Đó có thể là mua sắm máy móc, phương tiện, nội thất,…
4.4. Chi phí địa điểm
Địa điểm là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bạn khi đầu tư một mô hình kinh doanh mới. Vì vậy, tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư mà bạn tìm kiếm địa điểm phù hợp nhất. Hãy nhớ đừng vì tiết kiệm chi phí mà lựa chọn một vị trí không phù hợp, bỏ lỡ cơ hội thành công của mình.
4.5. Chi phí vận hành
Thông thường số tiền mà bạn cần chi trả cho hoạt động vận hành mô hình kinh doanh chính là marketing. Theo một số nghiên cứu thì chi phí marketing nên chiếm từ khoảng 12 đến 20% tổng doanh thu đối với các mô hình hoạt động được từ 1-5 năm. Còn đối với mô hình kinh doanh mới thì chi phí dành cho marketing nên từ khoảng 20 tới 30% trong tổng chi phí đầu tư ban đầu.
4.6. Nhân sự và đối tác
Nhân sự là một yếu tố rất quan trọng trong việc vận hành mô hình kinh doanh một cách quy củ, trơn tru nhất. Bạn sẽ cần một khoản chi phí cố định để chi trả hàng tháng cho nhân sự dù việc kinh doanh thuận lợi hay khó khăn. Ngoài ra, bạn sẽ cần xác định thêm một vài khoản chi phí để đào tạo nhân sự hoặc thưởng cho nhân viên của mình khi họ có thành tích tốt trong công việc hoặc ngày lễ, tết.
Về chi phí dành cho đối tác, chủ công ty/doanh nghiệp cần một khoản chi phí để duy trì mối quan hệ, điều này sẽ giúp cho việc hợp tác kinh doanh giữa hai bên được thuận lợi hơn.
4.7. Chi phí pháp lý và những phụ phí khác
Để đầu tư cho một mô hình kinh doanh mới, bạn sẽ cần dành một phần chi phí đầu tư cho các khoản như: Phí thuê đơn vị tư vấn pháp lý, mua phần mềm quản lý bán hàng,…Điều này giúp cho công việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn rất nhiều.
5. Các bước thành lập một mô hình kinh doanh mới hiệu quả
5.1. Tìm hiểu và xác định những nhu cầu của khách hàng
Để bắt đầu hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, bạn cần tìm hiểu những khách hàng mục tiêu của mình đang thiếu gì, họ cần thỏa mãn những nhu cầu gì,…Điều này là cơ sở để doanh nghiệp vạch ra ý tưởng và hướng phát triển kinh doanh cho hoạt động của mình.
5.2. Xây dựng ý tưởng kinh doanh
Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, công ty sẽ tiến hành nghiên cứu và tạo ra sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng khách hàng một cách tốt nhất. Ý tưởng kinh doanh phải đảm bảo cả về chất lượng, số lượng, mẫu mã và có giá cả cạnh tranh. Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường rất khốc liệt nên doanh nghiệp cần mang đến những sản phẩm có sự nổi bật và mang nhiều ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.
5.3. Hoàn thiện mô hình kinh doanh mới và đi vào hoạt động
Sau khi đã xây dựng được ý tưởng, doanh nghiệp sẽ bắt đầu hiện thực hóa mô hình kinh doanh đó. Cụ thể là: Vốn; đầu tư cơ sở vật chất như văn phòng, máy móc, trang thiết bị; nhân lực; tìm kiếm đối tác tiềm năng để phát triển lâu dài; huy động nguồn vốn từ những nhà đầu tư,…
5.4. Tiến hành sản xuất sản phẩm
Để bắt đầu việc sản xuất sản phẩm cho một mô hình kinh doanh mới, doanh nghiệp/công ty cần đầu tư cơ sở hạ tầng thật phù hợp và đảm bảo năng suất phẩm. Chủ hoặc người quản lý của doanh nghiệp phải luôn theo dõi sát sao toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm. Hạn chế thấp nhất việc xảy ra sai sót, sự cố dẫn đến việc không đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, để thu hút thị hiếu của khách hàng bạn nên thiết kế bao bì cũng như sản phẩm một cách bắt mắt, tiện lợi nhất.
5.5. Lên kế hoạch quảng bá sản phẩm
Để khách hàng biết đến sản phẩm của mình, doanh nghiệp cần có kế hoạch và tiến hành việc giới thiệu, quảng bá đến với khách hàng bằng các chiến dịch marketing. Bạn có thể tham khảo các cách như: Tổ chức giới thiệu sản phẩm và có chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tham gia triển lãm sản phẩm; quảng cáo trên các mạng xã hội hoặc các kênh truyền thông đại chúng,…
6. Các thành tố cơ bản tạo nên một mô hình kinh doanh
6.1. Phân khúc khách hàng (Customer Segment)
Xác định những phân khúc khách hàng khác nhau mà doanh nghiệp hướng đến là việc lên danh sách tập hợp những cá nhân/tổ chức khác nhau để tiếp cận và phục vụ. Các nhóm khách hàng này thông thường là: Thị trường đại chúng, thị trường ngách, thị trường hỗn hợp.
6.2. Giải pháp giá trị (Value Propositions)
Là xác định những mục tiêu giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đã và đang tạo cho nhóm khách hàng mà mình hướng đến. Đây chính là lý do khiến khách hàng chọn của công ty/doanh nghiệp của bạn thay vì chọn các đối thủ khác.
6.3. Các kênh kinh doanh (Channels)
Là những kênh truyền thông và phân phối mà công ty/doanh nghiệp thường sử dụng để tiếp xúc với các phân khúc khách hàng. Thông qua đó nhằm mang đến cho khách hàng những giá trị mục tiêu mà họ mong muốn. Trên thực tế, có nhiều kênh phân phối khác nhau mà doanh nghiệp có thể lựa chọn như: Kênh trực tiếp, kênh gián tiếp,…
6.4. Quan hệ khách hàng (Customer Relationships)
Là tiến hành mô tả các quan hệ mà công ty/doanh nghiệp muốn thiết lập với những phân khúc khách hàng của mình. Và cách thức để doanh nghiệp vừa giữ chân được khách hàng cũ mà vẫn thu hút được khách hàng mới.
6.5. Dòng doanh thu (Revenue Streams)
Dòng doanh thu chính là thể hiện những luồng lợi nhuận mà doanh nghiệp/công ty thu được từ những phân khúc khách hàng của mình. Và đây là yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm nhất. Có thể minh họa một cách dễ hiểu nhất về yếu tố này, đó là: Trong mô hình kinh doanh, nếu toàn bộ khách hàng được coi như trái tim thì luồng lợi nhuận được coi như các động mạch của nó.
6.6. Nguồn lực chủ chốt (Key Resources)
Để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả và tồn tại trên thị trường cần có các nguồn lực quan trọng nhất và mang tính chủ chốt. Các nguồn lực này có thể là vật lý (như tài nguyên môi trường), nguồn lực tri thức (các bằng sáng chế), nguồn nhân lực và tài chính.
6.7. Hoạt động trọng yếu (Key Activities)
Hoạt động trọng yếu bao gồm những hoạt động quan trọng nhất mà công ty/doanh nghiệp cần duy trì để công việc kinh doanh có thể tồn tại và phát triển được trên thị trường.
6.8. Các đối tác chính (Key Partnerships)
Các đối tác chính là những nhà cung cấp nguồn lực và đối tác giúp cho việc kinh doanh của công ty được vận hành và phát triển tốt. Nói đến đối tác chính có thể là một trong các loại sau: Đối tác chiến lược giữa những công ty/doanh nghiệp không phải đối thủ của nhau; đối tác giữa những công ty/doanh nghiệp là đối thủ của nhau, cùng nhau nâng thị trường lên và cùng đầu tư để tạo ra các công việc kinh doanh mới hoặc quan hệ mua bán nhằm đảm bảo đầu vào cho công ty.
6.9. Cơ cấu chi phí (Cost Structure)
Là tất cả những khoản chi phí cần thiết để điều hành và vận hành công việc kinh doanh. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh mà chú trọng vào giá như kinh doanh vé máy bay giá rẻ; còn một số mô hình khác lại chú trọng việc tạo dựng giá trị cho người mua như khách sạn 4-5 sao,…
Mô hình kinh doanh được coi là yếu tố then chốt và mang tính quyết định để đạt được thành công trong kinh doanh. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp khi có ý tưởng và bắt đầu kinh doanh cũng như mở rộng thị trường đã luôn tìm kiếm cho mình một mô hình phù hợp. Vậy làm cách nào để xác định được mô hình phù hợp và đáp ứng xu hướng kinh doanh 5 năm tới. Hãy tìm kiếm một đơn vị setup chuyên nghiệp để họ giúp bạn định hướng và xây dựng mô hình thành công nhất nhé.
Hãy đến với công ty K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup siêu thị chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
🟢 CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP
🏢 VP Hà Nội: Số Nhà F1 Ngõ 112, Phường Kiến Hưng, Quận Hà
Đông, Thành phố Hà Nội
🏢 VP HCM: Lầu 4 số 32 Đường số 4, Khu Dân Cư Cityland,
Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
☎️ HOTLINE:
— Hà Nội: 098.5566.123
— TP.HCM: 082.583.1111
Bản quyền thuộc về công ty K-setup!