Do có nhiều ưu điểm như độ cạnh tranh thấp, chi phí đầu tư không quá cao, mở siêu thị mini ở nông thôn đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vậy có nên mở siêu thị mini ở quê hay không? Cần lưu ý gì khi mở siêu thị hoặc mở cửa hàng tiện lợi ở quê? Trong bài viết này, đội ngũ K-setup sẽ chia sẻ chi tiết để bạn nắm rõ hơn về vấn đề này.
NỘI DUNG
1. Có nên mở siêu thị mini ở nông thôn không?
1.1. Ưu điểm khi mở siêu thị mini ở nông thôn
Thực tế, khi mở siêu thị mini ở nông thôn/mở cửa hàng tiện lợi ở quê có rất nhiều lợi thế. Trong đó có thể kể đến như độ cạnh tranh thấp, chi phí đầu tư không quá cao,…Do đó, hiện nay có rất nhiều người đang có dự định mở siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi ở quê. Một số ưu điểm nổi bật khi mở siêu thị mini ở nông thôn có thể kể đến như:
1.1.1. Mức độ cạnh tranh thấp
Theo thống kê, hơn 70% dân số nước ta đang sống tại nông thôn và thu nhập của người tiêu dùng khu vực này đã tăng lên đáng kể so với các năm trước. Thông qua số liệu này có thể thấy, sức mua của người tiêu dùng nông thôn cũng thay đổi theo hướng tích cực. Thực tế, các siêu thị mini đạt tiêu chuẩn tại các vùng nông thông chưa nhiều, do đó độ cạnh tranh cũng thấp hơn so với mở siêu thị tại thành thị. Bởi vậy, khi mở cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị ở quê, bạn sẽ giảm áp lực cạnh tranh với những “ông lớn” hoặc rất nhiều đối thủ khác.
1.1.2. Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ở nông thôn tăng cao
Hiện nay không chỉ ở khu vực thành thị, người tiêu dùng ở nông thôn cũng có nhu cầu mua sắm cao. Hơn nữa, họ cũng yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm. Do đó, thay vì mua hàng tại các chợ dân sinh hoặc các cửa hàng tạp hóa truyền thống, nhiều người dân ở quê lựa chọn mua hàng tại các siêu thị mini đạt chuẩn. Đơn giản, họ muốn được lựa chọn mặt hàng đa dạng, chất lượng đảm bảo cùng với các tiện lợi khác.
1.1.3. Chi phí đầu tư không quá cao
So với mở siêu thị ở thành thị, vốn để mở siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa ở quê sẽ thấp hơn. Mức chênh lệch sẽ tùy vào diện tích mặt bằng và quy mô. Bên cạnh đó, chi phí thuê mặt bằng cũng thấp hơn đáng kể. Nếu thuê một mặt bằng tại thành phố có diện tích khoảng 50m2 nằm tại mặt đường chính, khu dân cư đông đúc thì giá thuê có thể từ 20 triệu – 30 triệu/tháng. Tuy nhiên, với một mặt bằng có cùng diện tích ở nông thôn, giá sẽ thấp hơn và dao động từ 10 triệu – 15 triệu/tháng.
1.2. Hạn chế khi mở siêu thị mini ở nông thôn
1.2.1. Mức độ tiêu thụ hàng hóa
Do đa số người tiêu dùng tại các khu vực nông thôn có thói quen mua hàng tại các chợ dân sinh nên việc tiêu thị hàng hóa của các siêu thị mini ở nông thôn có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, một bộ phận người tiêu dùng đã dần thay đổi thói quen và coi trọng vấn đề chất lượng hàng hóa nên vấn đề này đang được thay đổi theo hướng tích cực.
1.2.2. Nguồn hàng
Một số đơn vị cung cấp sẽ không hỗ trợ vận chuyển tới các khu vực nông thôn bởi nhiều lý do khác nhau. Do đó, khi mở cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị mini ở quê, bạn có thể phải đi nhập hàng trực tiếp hoặc nhập từ các đại lý với mức giá cao hơn. Bên cạnh đó, do khó khăn về địa lý, việc câp nhật các hàng hóa mới cũng sẽ bị cản trở.
1.2.3. Thói quen mặc cả
Ở các khu vực nông thôn, người tiêu dùng sẽ thường có thói quen mặc cả khi mua sắm bởi đa số họ mua hàng ở các chợ dân sinh. Do đó, khi mua hàng tại các siêu thị mini hoặc cửa hàng tạp hóa ở quê, người tiêu dùng thường mặc cả hoặc cho rằng các siêu thị đang ép giá. Vấn đề này có thể gây khó khăn cho việc kinh doanh của siêu thị.
Mặc dù vẫn tồn tại một số hạn chế nhưng xu hướng mở siêu thị mini ở nông thôn đang được rất nhiều người quan tâm do vốn đầu tư không quá cao, khả năng thu hồi vốn nhanh và dễ thu lợi nhuận.
2. Mở siêu thị, mở cửa hàng tạp hóa ở quê cần bao nhiêu vốn
Như đã đề cập ở trên, mở siêu thị mini ở nông thôn sẽ có chi phí thấp hơn so với mở siêu thị mini ở thành thị. Theo đó, với một siêu thị mini có diện tích kinh doanh khoảng 50m2, bạn sẽ cần khoản vốn từ 200 triệu – 300 triệu (chi phí có thể thay đổi phụ thuộc vào diện tích kinh doanh, quy mô siêu thị và nhiều yếu tố khác). Với khoản chi phí này, bạn sẽ cần phân bổ cho các hạng mục như:
- Thuê mặt bằng: 10 – 15 triệu/tháng
- Nhập hàng: 100 – 150 triệu
- Trang thiết bị: 15 – 30 triệu
- Quầy thu ngân: 5 – 7 triệu
- Máy tính, máy in hóa đơn: 8 – 10 triệu
- Nhân sự: 5 – 7 triệu/tháng
- Phụ phí: 8 – 10 triệu
Các loại chi phí trên có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bởi vậy, khi dự trù kinh phí để mở siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa ở quê, bạn có thể dự trù dư ra để đề phòng trường hợp chi phí cao hơn so với dự tính do có nhiều khoản phát sinh.
>>>Xem thêm: Chi phí mở siêu thị mini
3. Mô hình siêu thị mini ở nông thôn
3.1. Mô hình bán hàng tiêu dùng phổ thông
Đây là một mô hình siêu thị rất phổ biến ở nông thôn. Theo đó, các hàng hóa bày bán trong siêu thị chủ yếu là các hàng tiêu dùng phổ biến được tìm kiếm và tiêu thụ nhiều. Tuy các sản phẩm bán trong siêu thị với mô hình này không quá khác biệt so với các cửa hàng tạp hóa thông thường nhưng chủ yếu mô hình tập trung vào chất lượng, xây dựng uy tín để khách hàng tin tưởng lựa chọn. Mô hình kinh doanh này có ưu điểm là các sản phẩm dễ tiếp cận với người tiêu dùng, sản phẩm dễ tiêu thụ. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình là không có điểm nhấn, khó tạo ấn tượng để thu hút khách hàng.
3.2. Mô hình bán kết hợp hàng nhập khẩu
Một mô hình siêu thị mini ở nông thôn phổ biến khác là bán hàng tiêu dùng kết hợp với hàng nhập khẩu. Với mô hình kinh doanh này, đa số các sản phẩm vẫn là hàng tiêu dùng phổ thông nhưng có điểm nhấn là một số lượng ít hàng hóa nhập khẩu. Đây cũng là mô hình được khá nhiều chủ cửa hàng lựa chọn do có sự khác biệt, tạo được sự độc đáo để thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, hàng nhập khẩu là loại nào còn phụ thuộc vào nhu cầu, thói quen của từng vùng miền. Do đó, trước khi lựa chọn mô hình kinh doanh này, bạn cần tham khảo và nghiên cứu kỹ.
3.3. Mô hình siêu thị bán hàng nhập khẩu
Mô hình này được đánh giá là khá phức tạp khi sử dụng ở nông thôn. Bởi như đã nói ở trên, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ở nông thôn chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng phổ biến; nếu có nhu cầu mua sắm hàng nhập khẩu với chất lượng cao thì chỉ có một bộ phận khách hàng. Do đó, khi lựa chọn mô hình kinh doanh này, bạn cần phải tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng về nhu cầu, thói quen mua sắm của người dân trong khu vực. Tuy nhiên, với tâm lý hàng nhập khẩu sẽ luôn tốt hơn, mô hình này có thể sẽ đem lại lợi nhuận cao khi bạn lựa chọn đúng mặt hàng bày bán. Thế nhưng về hạn chế, nó có thể là một mô hình không mấy an toàn khi áp dụng đối với một siêu thị mini ở nông thôn. Ngoài ra, có những mẫu cửa hàng tạp hóa nông thôn khác mà bạn có thể tham khảo như: Mô hình thực phẩm sạch, mô hình siêu thị kết hợp,…
Để lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp, bạn nên tìm đến các công ty setup siêu thị uy tín để được tư vấn. Các công ty này sẽ có chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, giúp bạn lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp nhất.
4. Lưu ý khi mở siêu thị mini ở quê
4.1. Sắp xếp, phân khu hàng hóa hợp lý
Các loại hàng hóa trong siêu thị cần được phân khu để khách hàng dễ tìm kiếm, lựa chọn. Bên cạnh đó, các sản phẩm cũng cần được trưng bày đẹp mắt để tạo ấn tượng với người tiêu dùng. Các mặt hàng phổ thông, được tìm kiếm nhiều nên trưng bày ở gần khu vực cửa ra vào.
4.2. Lựa chọn nhà cung cấp đảm bảo
Bạn nên chọn nhà cung cấp đảm bảo chất lượng hàng hóa, chiết khấu cao và đảm bảo nguồn cung đều đặn. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà cung cấp có thể giao hàng đến tận kho của siêu thị với giá hợp lý cũng là một lựa chọn tốt bởi nó sẽ giúp tối ưu chi phí cho siêu thị.
4.3. Kiểm soát hàng hóa tốt
Khi mở một siêu thị mini ở nông thôn, bạn cần xác định làm tốt công tác quản lý, kiểm soát hàng hóa. Theo đó, các hàng hóa mà bạn cần phải kiểm soát một cách chi tiết là hàng tồn kho, hàng cận date, hàng hỏng, hàng lỗi,…Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng về vấm đề này bởi hiện nay các phần mềm bán hàng hỗ trợ rất tốt việc kiểm soát hàng hóa.
4.4. Chọn mặt bằng hợp lý
Nhiều chủ cửa hàng cho rằng mở cửa hàng tạp hóa ở quê không cần quan trọng mặt bằng ở đâu. Tuy nhiên, việc lựa chọn mặt bằng ở khu dân cư đông đúc, gần trường học, gần các cơ quan sẽ giúp tăng hiệu quả kinh doanh của siêu thị. Do đó, bạn cần lưu ý lựa chọn mặt bằng ở tuyến đường thuận tiện, ở khu dân cư đông đúc để việc kinh doanh của siêu thị diễn ra thuận lợi hơn.
4.5. Thường xuyên cập nhật xu hướng thị trường
Việc cập nhật xu hướng thị trường một cách đều đặn sẽ giúp tăng hiệu quả kinh doanh của siêu thị. Bạn có thể cập nhật nhu cầu khách hàng và xu hướng mua sắm tại các báo kinh tế, chương trình chuyên về kinh tế, thời sự, mạng xã hội,…Sau khi nắm bắt xu hướng thị trường, bạn có thể tham khảo để cập nhật danh sách hàng hóa cho siêu thị.
Nhìn chung, mở siêu thị mini ở nông thôn có rất nhiều tiềm năng. Điều quan trọng là bạn cần tham khảo kỹ nhu cầu, thói quen mua sắm của người tiêu dùng trong khu vực; từ đó lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Bên cạnh đó, việc setup siêu thị đạt quy chuẩn cũng rất quan trọng. Nếu còn có nhiều băn khoăn, bạn nên lựa chọn đơn vị setup siêu thị chuyên nghiệp để tối ưu chi phí, tối đa hóa nguồn nhân lực, tăng hiệu quả kinh doanh.
Hãy đến với K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. K-SETUP sẽ giúp bạn tối ưu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận.
Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP
Hà Nội: Số Nhà F1 Ngõ 112 ,Tổ 16 Khu Tập Thể Công Ty Sông Đà 10, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
TP.HCM: Lầu 4 số 32 Đường số 4, Khu Dân Cư Cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Hà Nội: 098.5566.123 -TP.HCM: 0368.393.688