Tìm hiểu nhân viên siêu thị là gì và các tiêu chí ứng tuyển

Hiện nay, hệ thống các cửa hàng bán lẻ và siêu thị đang xuất hiện hàng loạt trên thị trường. Cùng với sự xuất hiện đó, các nhu cầu tuyển dụng nhân viên siêu thị cũng trở nên cao hơn bao giờ hết. Nếu bạn là một người đang muốn ứng tuyển hoặc tìm hiểu thêm về công việc “hot” này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Nhân viên siêu thị là gì?

Trước khi tìm hiểu rõ hơn về các yêu cầu và điều kiện để làm nhân viên siêu thị, bạn cần phải biết rõ về khái niệm của công việc này. Vậy nhân viên siêu thị là gì?

Nhân viên siêu thị là những người chuyên phụ trách các vị trí tại quầy hoặc khu vực được phân công sẵn nhằm mục đích vừa trông coi các hàng hóa, đồng thời tư vấn, hỗ trợ kịp thời cho khách hàng trong thời gian làm việc của mình.

Hiện nay có rất nhiều hệ thống siêu thị được mở ra trên toàn quốc nên nhu cầu tuyển dụng nhân viên siêu thị cũng tăng lên đáng kể. Có thể nói rằng, sức hút của công việc này ngày càng cao, do đó các ứng viên được các nhà tuyển dụng tìm kiếm, săn lùng không ngừng.

Nhân viên siêu thị phụ trách ở quầy cân sản phẩm.
Nhân viên siêu thị phụ trách ở quầy cân sản phẩm.

2. Mô tả chi tiết công việc nhân viên siêu thị

Nếu bạn là người đang muốn ứng tuyển vào vị trí này, bạn cần phải biết và nắm rõ những công việc cụ thể mà một nhân viên bán hàng siêu thị phải làm. Vậy cụ thể một nhân viên siêu thị cần làm những gì? Dưới đây là mô tả công việc nhân viên bán hàng siêu thị:

2.1. Trông coi sản phẩm tại khu vực phụ trách 

  • Nhận nhiệm vụ và khu vực mình phụ trách cố định từ tổ trưởng bán hàng theo định kỳ, nếu có thay đổi cần báo ngay với cấp trên để dễ dàng kiểm soát.
  • Tiến hành vệ sinh, đảm bảo các kệ trưng bày luôn ngăn nắp và gọn gàng. Các nhân viên thường xuyên kiểm tra và sắp xếp hàng hóa, sản phẩm trên kệ theo quy định vào đầu mỗi ca làm việc của mình.
  • Thường xuyên kiểm tra hàng hóa, sản phẩm trên kệ đã được đặt đúng nơi, đúng quy định hay chưa, số lượng và chất lượng cũng như hạn sử dụng của sản phẩm.
  • Tiến hành báo với kho bổ sung hàng hóa nếu hàng bị thiếu hoặc cần được thay mới khi phát hiện hàng kém chất lượng, bị lỗi, hỏng, hết hạn sử dụng.
  • Cập nhật và dán lại bảng giá của từng mặt hàng hàng ngày hoặc khi chúng có sự thay đổi.
  • Trưng bày các mặt hàng đẹp, bắt mắt, khoa học, ngăn nắp, dễ tìm kiếm; trông coi và bảo quản hàng theo quy định của siêu thị.
  • Báo cáo ngay với trưởng ca hoặc cấp trên khi có phát sinh liên quan đến hàng hóa và chất lượng hàng hóa.
Nhân viên siêu thị phụ trách các khu vực.
Nhân viên siêu thị phụ trách các khu vực.

2.2. Chào mời và tư vấn khách mua hàng

  • Khi được phân công khu vực trông coi, nhân viên phải bảo đảm luôn có mặt tại khu vực đó. Trường hợp có việc bận khẩn cấp thì cần báo cáo lại với tổ trưởng bán hàng hoặc nhờ những đồng nghiệp trông coi giúp.
  • Luôn bày tỏ thái độ thân thiện, vui vẻ khi chào mời khách hàng và lúc tư vấn.
  • Đảm bảo luôn nắm rõ thông tin của các mặt hàng mình được phân công nói riêng và các mặt hàng được bán nói chung như tên, thành phần, công dụng, xuất xứ, giá thành, nơi đặt, những lưu ý khi sử dụng, đưa ra những lý do vì sao khách nên mua mặt hàng này để thuyết phục khách mua hàng.
  • Hỗ trợ khách hàng lấy sản phẩm đặc biệt nếu khách hàng là trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người khuyết tật hay khi lượng hàng mua lớn, những mặt hàng trên cao.
  • Tiếp nhận trực tiếp các phản hồi, đánh giá và nhận xét của khách hàng về chất lượng hàng hóa và cả các tác phong làm việc, thái độ phục vụ của nhân viên trong siêu thị.
  • Xử lý những ý kiến đóng góp và giải đáp thắc mắc của khách một cách chính xác về tất cả những thông tin liên quan đến sản phẩm và thông tin chung của toàn siêu thị trong phạm vi hiểu biết.
tư vấn khách hàng
Nhân viên siêu thị tư vấn khách hàng.

2.3. Lập và nộp báo cáo cho tổ trưởng bán hàng hoặc cấp trên

  • Mỗi định kỳ theo tháng, quý hoặc năm, nhân viết cần phải viết báo cáo tổng hợp tổng số lượng hàng đã bán cho mỗi mặt hàng, những hàng hóa bị lỗi, hết hạn cho cấp trên, thường là tổ trưởng bán hàng.
  • Lập danh sách các khách hàng thân thiết và phân tích nhu cần mua hàng trong khoảng thời gian vừa qua để đưa ra các chương trình chăm sóc và thu hút khách hàng cho siêu thị.

2.4. Các công việc khác

  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận, tích cực trong các buổi đào tạo, huấn luyện nhân viên của siêu thị.
  • Luôn thể hiện thái độ chuyên nghiệp, lịch sự khi giao tiếp với khách hàng và hỗ trợ hết mình khi khách hàng cần trợ giúp.
  • Hỗ trợ phân luồng khách trong quá trình mua sắm hoặc chờ thanh toán, đảm bảo luôn giữ an ninh, trật tự ổn định.
  • Thực hiện và xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra hoặc lệnh do cấp trên ban xuống.

3. Những yêu cầu để trở thành nhân viên siêu thị 

Điều kiện để làm nhân viên siêu thị là gì? Một nhân viên siêu thị cần bằng cấp gì để được xét tuyển? Dưới đây là các yêu cầu để trở thành một nhân viên siêu thị:

3.1. Tốt nghiệp trung học phổ thông

Bằng cấp cơ bản mà các ứng viên phải đáp ứng là có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Đây là một công việc không quá khó, mọi người chỉ cần có chút khả năng trong toán học, kinh doanh, máy tính… và một số kỹ năng cơ bản thì đã có thể đủ điều kiện để đảm nhiệm công việc này.

3.2. Đào tạo sau trung học

Trước khi được nhận vào làm việc hoặc trong quá trình làm việc, các đơn vị sẽ tổ chức những buổi đào tạo trong ngành và khuyến khích người lao động tham gia để có thể nâng cao trình độ cũng như những kỹ năng cần thiết cho công việc. Các chương trình đào tạo này cũng sẽ đánh giá được khả năng học hỏi của nhân viên trong quá trình thực nghiệm.

3.3. Sức khỏe đảm bảo

Trước khi được xét tuyển vào hầu hết mọi tổ chức nói chung và các chuỗi cửa hàng, siêu thị nói riêng thì người lao động phải có giấy chứng nhận sức khỏe thời gian gần nhất đảm bảo đạt chuẩn cho người đi làm. Việc kiểm tra sức khỏe thường được thực hiện dưới các đơn vị trung tâm y tế uy tín với mục đích chắc chắc người lao động không có các bệnh truyền nhiễm hay nhiễm trùng da có thể lây lan cộng đồng trong quá trình làm việc.

3.4. Những yêu cầu khác

Ngoài những tiêu chí cơ bản ở trên, người lao động cũng cần đáp ứng được một số kỹ năng cơ bản khác như làm việc nhóm và làm theo hướng dẫn. Môi trường làm việc ở siêu thị khá đa dạng với nhiều cấp bậc khác nhau, đòi hỏi mọi người phải biết cách làm việc và phối hợp với tất cả mọi người để hoàn thành công việc tốt nhất. 

Song song đó, người lao động cũng cần trung thực trong mọi tình huống và biết thực hiện theo các hướng dẫn một cách chính xác để công việc được diễn ra suôn sẻ.

4. Các vị trí làm việc trong siêu thị?

Có rất nhiều công việc cần được thực hiện trong cửa hàng hoặc siêu thị, mỗi nhiệm vụ lại có sự khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số công việc chính của nhân viên siêu thị như: 

4.1. Nhân viên thu ngân

Vị trí thu ngân là vị trí không thể thiếu trong bất kì một cửa hàng hay siêu thị nào. Nhân viên thu ngân được xem như là tuyến đầu của siêu thị trong việc thực hiện các dịch vụ cho khách hàng. Nhân viên thu ngân thường thực hiện các nhiệm vụ như chào đón khách hàng, quét mã hàng hóa, ghi các phiếu giảm giá, xuất trình hóa đơn, đóng gói khác hành và thực hiện thanh toán. Đồng thời, mỗi nhân viên thu ngân phải luôn có trách nhiệm giữ cho khu vực làm việc của mình luôn sạch sẽ và ngăn nắp.

thanh toán cho khách hàng
Nhân viên thu ngân đang thanh toán cho khách hàng.

4.2. Nhân viên bán hàng

Nhân viên bán hàng sẽ có trách nhiệm đứng tại các khu vực những sản phẩm được phân công để tư vấn, chào mời, cho khách hàng trải nghiệm các sản phẩm dùng thử. Ngoài ra, ở vị trí này cũng thực hiện nhiệm vụ đóng gói hàng hoặc giúp khách hàng vận chuyển những túi hàng hóa ra xe. Các vị trí nhân viên như bag boys hoặc baggers sẽ thực hiện nhiệm vụ thu gom các xe đẩy hàng từ bãi đỗ xe của khách và bảo trì cho chúng.

4.3. Nhân viên kho

Không như những vị trí khác, nhân viên kho đóng vai trò hậu trường phía sau quan trọng trong siêu thị. Những nhân viên này sẽ giúp bốc dỡ xe tải, kiểm tra hàng hóa, kệ hàng và theo dõi hàng tồn kho. Ngoài ra, các nhân viên này cũng phụ trách việc chuẩn bị hàng hóa đầy đủ cho ngày hôm sau vào tối muộn hôm trước hoặc thực hiện trong sáng sớm trước khi mở bán.

xếp hàng trong kho
Nhân viên kho siêu thị đang xếp hàng trong kho.

4.4. Nhân viên chuyên biệt

Với thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các cửa hàng đã thực hiện bổ sung thêm nhiều dịch vụ và tiện ích khác để thu hút và giữ chân những khách hàng của mình. Một số nhân viên sẽ đảm nhận các công việc mang tính chuyên môn như: làm bánh, gói quà, gói hoa, dịch vụ trông đồ, bán đồ ăn nhanh, giao hàng,… Các nhân viên đảm nhiệm các vị trí chuyên môn này phải có kiến thức đào tạo chuyên ngành cũng như kinh nghiệm trong ngành hàng tiêu dùng bán lẻ.

4.5. Dược sĩ

Nhiều chuỗi siêu thị có quy mô lớn bắt đầu xuất hiện các nhà thuốc tại chỗ. Trong trường hợp này, các siêu thị sẽ có thêm vị trí nhân viên bán thuốc, dược sĩ có bằng cấp và được qua đào tạo. Công việc của các dược sĩ là tư vấn về cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn cho khách hàng, bán thuốc theo các toa đã có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

4.6. Một số vị trí công việc khác

Ngoài ra còn có nhiều vị trí hỗ trợ chuyên biệt khác trong siêu thị như: bảo vệ, người trông xe, các chuyên gia quan hệ công chúng và cộng đồng, nhân viên kế toán và tài chính có trình độ, nhân viên tuyển dụng, nhân viên quảng cáo, nhân viên tiếp thị, chuyên gia công nghệ thông tin.

Nhìn chung, nhân viên siêu thị là một công việc khá ổn định và phù hợp với rất nhiều đối tượng khác nhau kể cả làm việc part time hoặc full-time. Đối với vị trí part time, người lao động sẽ được linh động tự chọn giờ giấc phù hợp với các lịch của bản thân. 

Tất cả các vị trí công việc của nhân viên siêu thị đều có một điểm chung quan trọng là hướng đến khách hàng. Vì thế, trách nhiệm chính của tất cả nhân viên siêu thị là phục vụ khách hàng một cách tận tâm và chu đáo nhất.

Hãy đến với công ty K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ tư vấn xây dựng kênh phân phối phù hợp, ngoài ra còn được hỗ trợ setup siêu thị chuyên nghiệp bởi đơn vị hàng đầu Việt Nam. Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

🟢 CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP

🏢 VP Hà Nội: Số Nhà F1 Ngõ 112, Phường Kiến Hưng, Quận Hà

Đông, Thành phố Hà Nội

🏢 VP HCM: Lầu 4 số 32 Đường số 4, Khu Dân Cư Cityland,

Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM

🏢 VP Miền Bắc & Miền Trung : Số 116 Phạm Thận Duật.

Phố Bích Đào, Phường Ninh Sơn – TP, Ninh Bình.

☎️ HOTLINE:

— Hà Nội: 098.5566.123

— TP.HCM: 082.583.1111

— Ninh Bình : 085.399.2222

Bản quyền thuộc về công ty K-setup!

.
.
.
.