Định giá menu là gì? Cách định giá menu không phải ai cũng biết 

Một ly nước ép bán với giá bao nhiêu là hợp lý? Một món ăn tại nhà hàng sang trọng luôn đắt đỏ hơn các cửa hàng bình dân? Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm định giá menu để có câu trả lời nhé.

Trong kinh doanh, bạn thường có nhiều ý tưởng khi lập cost cho menu. Tuy nhiên bạn sẽ luôn băn khoăn rằng mức giá bao nhiêu là phù hợp để đảm bảo kinh doanh có lãi mà vẫn làm tăng tính cạnh tranh với các đối thủ. Hãy thực hiện theo các bước sau đây để định giá menu một cách tốt nhất cho các sản phẩm của bạn nhé.

1. Định giá menu là gì? Lợi ích mà việc định giá menu mang lại?

Giá menu chính là giá bán của mỗi món hàng hóa như sản phẩm, món ăn hay đồ uống.,… của các cửa hàng, nhà hàng, quán cafe. Việc định giá menu của sản phẩm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giá nguyên vật liệu, tiền lương nhân công, chi phí marketing và rất nhiều chi phí khác. Do đó, trong quá trình quản lý, chủ kinh doanh cần phải tính toán và điều chỉnh menu sao cho hợp lý và phù hợp với từng thời điểm khác nhau. Điều này nhằm đảm bảo lợi nhuận cho cơ sở kinh doanh của mình. Vậy việc định giá menu mang lại cho chủ kinh doanh những lợi ích gì? 

định giá menu
Giá menu chính là giá bán của mỗi món hàng.

Có thể thấy, việc định giá menu một cách chính xác mang lại những lợi ích như:

  • Quản lý các chi phí nhập hàng hay mua nguyên vật liệu của cơ sở kinh doanh.
  • Định giá sản phẩm kinh doanh phù hợp với thị trường và có giá cạnh tranh với các đối thủ.
  • Căn cứ giá bán sản phẩm để xây dựng các chương trình khuyến mãi, các voucher giảm giá để thu hút khách hàng.
  • Kiểm soát các khoản chi phí để phân bổ và điều chỉnh nguồn vốn, giúp quản lý dòng tiền một cách hiệu quả.
  • Chủ kinh doanh theo dõi được tình hình lỗ, lãi của cơ sở kinh doanh.

2. Các chi phí cần quan tâm khi tiến hành tính giá cost sản phẩm

Khi tính giá cost sản phẩm, chủ kinh doanh cần quan tâm đến các khoản chi phí cơ bản như sau:

  • Các chi phí cố định: Tiền mua sắm trang thiết bị, dụng cụ; tiền thuê mặt bằng và mua phần mềm.
  • Các chi phí trực tiếp: Bao gồm những chi phí tạo ra sản phẩm kinh doanh như nguyên vật liệu, các loại gia vị; đũa, thìa, cốc dùng 1 lần; chi phí cho hàng tồn hay bị hư hỏng.
  • Chi phí thuê nhân công: Bao gồm tiền lương và thưởng chi trả cho nhân viên.
  • Các khoản chi phí cho dịch vụ như: Marketing, tổ chức sự kiện khuyến mại hoặc giới thiệu sản phẩm mới,…
  • Các chi phí phát sinh như: Điện, nước,…
  • Biến phí: Là các chi phí phát sinh khi giá cả nguyên, vật liệu có sự thay đổi.

3. Những nguyên tắc cơ bản cần áp dụng khi định giá menu

3.1. Giá rẻ

Thực tế cho thấy, khách hàng dù là người có thu nhập thấp hay cao đều có tâm lý thích giá rẻ. Ở đây, khái niệm giá rẻ không phải là rẻ tiền hoặc có giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh hoặc giá trên thị trường, mà giá sản phẩm rẻ hơn so với đánh giá của khách hàng. Điều này có nghĩa là những sản phẩm mà bạn bày bán trên thị trường phải khiến khách hàng nhận thấy “đáng đồng tiền bát gạo”.

Cách định giá menu
Giá của sản phẩm phải khiến khách hàng nhận thấy “đáng đồng tiền bát gạo”.

3.2. Giá tương xứng

Khi định giá menu cần thể hiện có sự tương xứng giữa mô hình kinh doanh và giá sản phẩm. Nghĩa là giá cả phải thể hiện đúng đẳng cấp của cơ sở kinh doanh, giúp cho khách hàng cảm thấy phù hợp khi bỏ tiền ra để thanh toán cho sản phẩm. Ví dụ như quán ăn bình dân, nhỏ nên điều chỉnh mức giá bán rẻ, phù hợp với những người có thu nhập thấp.

3.3. Giá linh động

Về mặt lý thuyết, khi định giá menu, tổng chi phí của sản phẩm (như đồ ăn hoặc đồ uống,..) phải trong khoảng từ 30-35% doanh thu. Nhưng thực tế kinh doanh thường không đúng như vậy, bởi vì giá cả nguyên vật liệu biến động hoặc xu hướng tiêu dùng của khách hàng sẽ có sự thay đổi. Do đó, chủ kinh doanh cần điều chỉnh giá dựa trên sự cân đối giữa nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và khoản chi phí thực tế cho sản phẩm để ra được tổng chi phí khoảng 30-35%. Ngoài ra, chủ kinh doanh cũng có thể điều chỉnh mức giá các sản phẩm một cách linh hoạt nhằm bù trừ cho nhau.

4. Những điều cần lưu ý khi định giá menu 

Để có thể tối ưu lợi nhuận, chủ kinh doanh cần lưu ý những điều sau khi tiến hành định giá menu sản phẩm.

4.1. Để giá lẻ 

Một tips các chủ kinh doanh thường áp dụng để “đánh lừa thị giác” của khách hàng đó là để giá lẻ dạng x9.000đ hoặc 99.000đ. Bạn có thể để các mức giá như 29.000đ thay vì 30.000đ hoặc 99.000đ thay vì 100.000đ, điều này tạo cho khách hàng cảm giác họ mua được sản phẩm rẻ hơn 1 chút mặc dù đôi khi khách sẽ không nhận lại 1.000đ còn thừa.

4.2. Đa dạng sản phẩm trong thực đơn

Menu đa dạng luôn khiến khách hàng thích thú hơn vì họ sẽ có nhiều sự lựa chọn. Chính vì vậy, ngoài những sản là “key” của quán hoặc cơ sở kinh doanh, người quản lý cần có bổ sung các sản phẩm phổ biến mà khách hàng ưa chuộng hoặc theo trend để tăng doanh thu.

Tính giá cost sản phẩm
Menu đang dạng luôn khiến khách hàng thích thú hơn vì họ sẽ có nhiều sự lựa chọn. 

4.3. Tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn

Một tuyệt chiêu mà bất kỳ cơ sở kinh doanh nào cũng thường áp dụng đó là tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Bạn có thể áp dụng các cách phổ biến như: Giảm giá sản phẩm, tặng quà, khuyến mãi giờ vàng,…hoặc lập tài khoản tích điểm, tặng voucher cho các khách hàng thân thiết. Tuy nhiên, khi tổ chức các hình thức khuyến mãi bạn cần cân đối tài chính để vẫn thu được lợi nhuận nhé.

4.4. Tăng giá khéo léo

Giá cost là tổng hợp của rất nhiều khoản chi phí. Do đó khi giá cả thị trường có biến động như giá thuê mặt bằng, giá mua nguyên vật liệu tăng,… thì chủ kinh doanh cũng cần điều chỉnh giá sao cho phù hợp. Việc tăng giá cần điều chỉnh dần dần và ít; không nên tăng giá quá nhiều so với giá gốc hoặc tăng nhiều lần trong một thời gian ngắn. Bạn cần khiến cho khách thích nghi dần với mức giá mới. 

4.5. Quản lý giá sản phẩm bằng phần mềm bán hàng

Để quản lý việc kinh doanh được dễ dàng, bạn hãy sử dụng các công cụ hỗ trợ bán hàng, đặc biệt là phần mềm bán hàng. Đây là phương tiện hữu ích nhất giúp bạn tính toán được hóa đơn và lợi nhuận nhanh chóng, chính xác nhất.

5. Các bước định giá sản phẩm 

Để định giá menu sản phẩm một cách hiệu quả và hợp lý, bạn hãy áp dụng các bước như sau:

5.1. Tính giá vốn 

Giá vốn của một sản phẩm/món hàng bất kỳ chính là tổng chi phí sản xuất cùng với những chi phí bổ sung khác như: Chi phí vận chuyển, thuê nhân công, marketing,…Tất cả những chi phí nào tạo ra sản phẩm và đáp ứng nhu cầu cung cấp cho thị trường.

5.2. Nghiên cứu thị trường 

Trước khi tiến hành định giá menu, chủ kinh doanh cần xác định phân khúc thị trường mà cửa hàng/quán của bạn hướng tới. Điều này sẽ giúp bạn xác định được khách hàng tiềm năng cũng như đối thủ cạnh tranh để đưa ra được mức giá hợp lý, mang lại  lợi thế cho cơ sở kinh doanh của mình. 

5.3. Xác định lợi nhuận 

Một cách tính giá bán vừa an toàn, đơn giản và vô cùng phổ biến chính là nhân đôi giá gốc để ra được giá bán. Với cách làm này, bạn sẽ đảm bảo được mức lợi nhuận thu về là 100%. Tuy nhiên, không phải loại hàng hóa nào cũng có thể áp dụng cách thức này. Chính vì vậy, tùy thuộc lĩnh vực và mô hình kinh doanh mà chủ doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá bán sản phẩm để thu về về mức lợi nhuận hợp lý nhất.

Tính giá cost sản phẩm
Lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình xác định giá cost.

5.4. Đặt giá bán lẻ 

Sau khi xác định được mức lợi nhuận mong muốn, chủ kinh doanh cần đặt ra mức giá bán lẻ để thu về lợi nhuận theo mong muốn. Cách tính giá bán lẻ thông thường mà bạn có thể áp dụng theo công thức như sau: 

Giá bán lẻ sản phẩm = Giá vốn + (Giá gốc sản phẩm x %lợi nhuận mong muốn)

Để chắc chắn rằng việc định giá menu là phù hợp, chủ kinh doanh nên thường xuyên so sánh giá bán với các đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực. Điều này sẽ giúp bạn có hướng điều chỉnh giá phù hợp hơn với thị trường.

5.5. Đặt giá bán sỉ 

Nếu bạn vừa là nhà sản xuất vừa là nhà kinh doanh sản phẩm thì cùng lúc sẽ phải định giá bán sỉ và giá bán lẻ. Khi đặt giá bán sỉ, bạn cần lưu ý không ảnh hưởng đến lợi nhuận và không tạo sự chênh lệch quá lớn giữa giá bán lẻ và bán sỉ. Một cách rất hay mà chủ kinh doanh có thể áp dụng đó là tiến hành chia khung số lượng các sản phẩm tương ứng với nhiều mức giá sỉ khác nhau để thúc đẩy khách hàng lấy nhiều hàng.

6. Cách định giá menu cho sản phẩm hàng hóa thường được áp dụng

Bạn có thể tham khảo một số cách tính cost dưới dây:

6.1. Tính giá theo đối thủ cạnh tranh

Đây là một phương pháp định giá menu đồ ăn, đồ uống khá đơn giản nhưng hiệu quả và đang được nhiều chủ quán áp dụng. Bạn hãy thường xuyên theo dõi tình hình thị trường và tham khảo giá menu của các cửa hàng trong cùng khu vực kinh doanh của mình để xác định giá và lên menu cho quán của mình. 

Một lưu ý khi tính giá theo phương thức này, đó là chủ quán không nên tạo mức giá quá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Vì điều này sẽ tạo áp lực cho bạn khi phải cân đối các khoản chi phí.

6.2. Định giá menu theo chi phí và lợi nhuận

Bạn có thể tính giá sản phẩm theo công thức: P = C + (I + V)/m + X

Trong đó:

  • P: Giá sản phẩm trên menu 
  • C: Chi phí giá vốn của sản phẩm
  • I: Chi phí quản lý, marketing, vận hành
  • V: Tiền thu hồi vốn và các chi phí cơ hội hoặc lãi suất ngân hàng
  • X: Lợi nhuận mong muốn
  • m: Là hệ số dự trù doanh số bán được trong 1 tháng

Trong đó V =  (v+a.n.v)/n

  • v: Là vốn đầu tư ban đầu
  • a: Lãi suất ngân hàng hoặc lãi vay
  • n: Dự trù thời gian (tháng) hòa vốn 

Giá cạnh tranh với đối thủ sẽ giúp bạn lôi kéo được lượng lớn khách hàng.

6.3. Tính giá theo tiêu chuẩn của thực phẩm

Việc định giá menu theo tiêu chuẩn thực phẩm có công thức như sau: 

Giá cost = Giá vốn chi phí cho nguyên liệu/% chi phí của thực phẩm. 

Đây là một cách định giá cost sản phẩm rất phổ biến. Đối với cách tính này, % chi phí thực phẩm sẽ phục thuộc vào quy mô kinh doanh của nhà hàng hoặc quán cafe, và dao động từ 25% – 55%. Và “tỉ lệ vàng” mà các nhà kinh doanh thường lựa chọn là 35% để tính giá bán. 

6.4. Tính giá cost theo nhu cầu của khách hàng

Cách tính giá cost sản phẩm theo yếu tố cung – cầu trong những trường hợp món ăn, đồ uống nào đó là hàng hóa độc quyền của nhà hàng/quán và các quán khác không thể làm giống như vậy. Thì lúc này bạn có thể tăng giá sản phẩm đó phù hợp với mức độ đặc biệt của nó. Bạn cần lưu ý rằng đừng tăng giá quá cao khiến khách hàng sẽ quay lưng với quán của bạn.

6.5. Tính giá theo khả năng sinh lời

Tính cost sản phẩm theo cách này chính là dựa vào số lượng sản phẩm bán ra, doanh số và lợi nhuận của các sản phẩm trong menu. Khi tính giá theo cách này, bạn cần chú trọng vào những món tốn ít chi phí cho nguyên vật liệu nhưng sinh lời cao và được khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên, đây là cách tính không được áp dụng nhiều vì mang tính mạo hiểm cao.

Định giá menu sản phẩm là một khâu không hề dễ dàng đối với các chủ doanh nghiệp. Bởi vì giá phải đảm bảo hợp túi tiền khách hàng, vừa phải đảm bảo thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để có phương pháp và các bước tiến hành định giá menu một cách hiệu quả, chủ kinh doanh nên tìm kiếm một đơn vị chuyên nghiệp để hỗ trợ bạn có bước khởi đầu kinh doanh thành công nhất.

Hãy đến với công ty K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup siêu thị chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

🟢 CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP

🏢 VP Hà Nội: Số Nhà F1 Ngõ 112, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

🏢 VP HCM: Lầu 4 số 32 Đường số 4, Khu Dân Cư Cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM

☎️ HOTLINE:

— Hà Nội: 098.5566.123

— TP.HCM: 082.583.1111

.
.
.
.