Chi phí mở cửa hàng tạp hóa bao nhiêu? Phân bổ cho hạng mục nào?

Chi phí mở cửa hàng tạp hóa là vấn đề được nhiều quan tâm bởi mở cửa hàng tạp hóa hiện nay đang trở thành xu hướng với khả năng thu hồi vốn nhanh chóng và lãi suất từ bán hàng tạp hóa khá cao. Chi phí để mở cửa hàng tạp hóa còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố nổi bật là vị trí mặt bằng, diện tích mặt bằng, trang thiết bị, phí nhập hàng,… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

1. Cần bao nhiêu chi phí để mở cửa hàng tạp hóa?

Nhìn chung, chi phí mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn sẽ thấp hơn khi mở cửa hàng tạp hóa ở thành phố. Theo đó, nếu mở một cửa hàng tạp hóa ở nông thôn, chi phí có thể nằm trong khoảng 300 triệu – 500 triệu (tùy vào quy mô, diện tích). Đối với cửa hàng tạp hóa ở thành thị, chi phí có thể cao hơn và lên đến 600 triệu. Tuy nhiên, số tiền này chỉ là dự trù, bởi chi phí mở cửa hàng tạp hóa ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. 

1.1. Phí thuê và sửa sang mặt bằng

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, vốn để mở một cửa hàng tạp hóa còn phụ thuộc vào vị trí mặt bằng: Mặt bằng ở nông thôn hay thành phố, ở trục đường chính hay ở trong ngõ,…Phí thuê mặt bằng cũng phụ thuộc vào diện tích của mặt bằng là bao nhiêu, lớn hay nhỏ.

Chi phí thuê mặt bằng ở nông thôn sẽ rẻ hơn ở thành thị. Theo đó, nếu thuê một mặt bằng rộng khoảng 50m2 ở nông thôn, giá thuê sẽ khoảng 5 triệu – 7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, chi phí thuê mặt bằng ở thành thị sẽ cao hơn, giá thuê với một mặt bằng 50m2 khoảng 10 triệu – 15 triệu/tháng và có thể cao hơn nếu ở trục đường chính.

Ban đầu, sau khi đã lựa chọn được mặt bằng để thuê, bạn sẽ cần chi một khoản tiền để sửa sang lại mặt bằng cho phù hợp với mô hình kinh doanh của siêu thị. Tuy nhiên, khoản phí dành cho việc sửa sang này sẽ không quá tốn kém.

1.2. Phí đầu tư trang thiết bị

Khi mở cửa hàng tạp hóa, ngoài việc phải chi trả cho việc thuê mặt bằng, bạn cũng cần phân bổ chi phí để đầu tư trang thiết bị. Các trang thiết bị mà một cửa hàng tạp hóa cần có là giá kệ, quầy thu ngân, tủ lạnh, camera,…

chi phí mở cửa hàng tạp hóa
Các trang thiết bị mà một cửa hàng tạp hóa cần có là giá kệ, quầy thu ngân, tủ lạnh, camera,… 

Chi phí dành cho trang thiết bị sẽ phụ thuộc vào diện tích của cửa hàng, quy mô cửa hàng, các loại trang thiết bị mà cửa hàng lựa chọn,…Tuy nhiên, với kinh nghiệm setup cửa hàng tạp hóa và siêu thị mini lâu năm, chúng tôi dự trù chi phí cho trang thiết bị cửa hàng tạp hóa có diện tích 50m2 khoảng 50 triệu – 70 triệu đồng.

1.3. Phí nhập hàng

Chi phí nhập hàng cũng là một khoản khá tốn kém khi mở cửa hàng tạp hóa. Loại chi phí này cũng phụ thuộc vào quy mô cửa hàng, loại hàng hóa mà cửa hàng dự định sẽ kinh doanh và số lượng hàng hóa. Do đó, để dự trù chi phí cho nhập hàng, bạn cần lên danh sách chi tiết:

  • Loại hàng hóa mà cửa hàng dự định sẽ bán?
  • Số lượng hàng hóa: Nhiều hay ít? Cụ thể bao nhiêu? 

Bên cạnh đó, chi phí nhập hàng cũng phụ thuộc vào việc bạn có lựa chọn được đơn vị cung cấp có giá tốt, chiết khấu cao hay không. Theo kinh nghiệm setup của chúng tôi, một cửa hàng tạp hóa có diện tích 50m2 sẽ cần từ 200 triệu – 300 triệu cho chi phí nhập hàng ban đầu (đã bao gồm cả chi phí xoay vòng). 

1.4. Phí nhân sự

Nếu mở cửa hàng tạp hóa ở quê với mô hình nhỏ, bạn thể không cần thuê nhân sự. Tuy nhiên, nếu quy mô lớn, bạn không thể tự mình xử lý hết tất cả mọi việc mà cần thuê nhân sự để phụ giúp bán hàng và các công việc khác trong cửa hàng. Thông thường, chi phí để thuê một nhân viên bán hàng từ 5 triệu – 7 triệu đồng/tháng. Phí thuê nhân sự ở nông thôn có thể rẻ hơn một chút. Bạn có thể căn cứ vào quy mô của cửa hàng tạp hóa để quyết định số lượng nhân viên sẽ thuê. Sau khi thuê nhân viên, bạn cần đào tạo, hướng dẫn kỹ càng để nhân viên quen việc. Ngoài ra, bạn cũng cần giám sát chặt chẽ để tránh mất mát, tránh việc nhân viên làm hỏng hóc các trang thiết bị của cửa hàng.

nhân sự siêu thị
Thông thường, chi phí để thuê một nhân viên bán hàng từ 5 triệu – 7 triệu đồng/tháng.

1.5. Phí phần mềm quản lý

Ngoài những chi phí trên, bạn cũng cần phân bổ vốn cho việc sử dụng phần mềm quản lý. Phần mềm sẽ giúp bạn kiểm soát số lượng hàng hóa nhập/xuất, hàng hóa tồn kho, hàng cận date,…Sử dụng phần mềm sẽ giúp bạn quản lý cửa hàng tạp hóa một cách đơn giản và dễ dàng hơn. 

Phí phần mềm quản lý sẽ tùy thuộc vào loại phần mềm cũng như gói mà bạn chọn. Tuy nhiên, nó không quá đắt đó. Thông thường, bạn sẽ cần trả vài trăm nghìn một tháng để sử dụng.

2. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa tự chọn

2.1. Chọn mặt bằng phù hợp

Điều đầu tiên mà chúng tôi đặc biệt lưu ý với bạn khi mở cửa hàng tạp hóa là cần chọn được mặt bằng phù hợp. Với cửa hàng tạp hóa, người tiêu dùng chủ yếu sẽ mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Do đó, bạn nên lựa chọn mặt bằng tại khu dân cư đông đúc, gần các tòa nhà văn phòng, giao thông đi lại thuận tiện. Mặt bằng không nên nằm quá sâu trong ngõ ngách, sẽ khiến hiệu quả kinh doanh bị giảm bởi người tiêu dùng sẽ thấy việc mua sắm không được tiện lợi.

chi phí mở cửa hàng tạp hóa
Nên lựa chọn mặt bằng tại khu dân cư đông đúc, gần các tòa nhà văn phòng, giao thông đi lại thuận tiện.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn mặt bằng có diện tích phù hợp. Theo đó, cần tính toán xem  với số lượng hàng hóa bạn cần bán thì diện tích mặt bằng như vậy có đủ hay không? Có kho chứa hàng hay không?,…

2.2. Quản lý chặt chẽ

Khi mở cửa hàng tạp hóa, bạn sẽ cần quản lý rất nhiều vấn đề, đặc biệt là quản lý hàng hóa xuất nhập, hàng tồn kho, hàng cận date, hàng hao hụt, quản lý lỗ lãi,…Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vấn đề này bởi hiện nay các phần mềm quản lý hỗ trợ rất tốt việc quản lý hàng hóa. Do đó, hãy cố gắng tận dụng phần mềm để hỗ trợ việc quản lý siêu thị của bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể trau dồi thêm kiến thức quản lý trên sách báo, Internet,…Không chỉ với hàng hóa, vấn đề quản lý nhân sự cũng vô cùng quan trọng. Bạn hãy đảm bảo quản lý một cách khéo léo nhưng vẫn đảm bảo đủ sát sao để nâng cao hiệu quả kinh doanh của siêu thị.

2.3. Trưng bày hàng hóa ấn tượng

Việc trưng bày hàng hóa hợp lý, ấn tượng cũng có vai trò rất lớn đối với hiệu quả kinh doanh của cửa hàng tạp hóa. Theo đó, hàng hóa cần được phân khu một cách khoa học: Các mặt hàng cùng nhóm sắp xếp cùng nhau, các mặt hàng liên quan đến nhau cần sắp xếp gần nhau. Ví dụ: Các dụng cụ nhà bếp như đũa, thìa, nước rửa bát nên được sắp xếp cạnh nhau ở cùng một khu. Ngay bên cạnh khu trưng bày dụng cụ nhà bếp nên trưng bày các loại hàng như bột giặt, nước xả vải,…

Việc lựa chọn giá kệ hợp lý cũng rất quan trọng để giúp không gian cửa hàng tạp hóa trở nên ấn tượng hơn. Các loại giá kệ nên có kích thước phù hợp với diện tích cửa hàng và đặc biệt phù hợp với tone màu trong cửa hàng. Ngoài ra, khi trưng bày hàng hóa, bạn cần lưu ý để lối đi của khách hàng được thoải mái, không nên quá hẹp sẽ gây cảm giác chật chội khó chịu.

2.4. Đặt tên cửa hàng độc đáo

Thực tế, đây là một hạng mục bạn không cần chú tâm quá nhiều. Tuy nhiên, một cái tên độc đáo sẽ giúp khách hàng ấn tượng với cửa hàng tạp hóa của bạn hơn. Từ đó, khách hàng có thể dễ dàng nhớ tới cửa hàng hơn. Thực chất, đặt một cái tên hay và độc đáo cho cửa hàng tạp hóa không hề khó. Bạn có thể lấy chính tên của mình để đặt cho cửa hàng, hoặc bất cứ con số hay cái tên nào mà bạn ấn tượng hay có liên quan đặc biệt đến bạn. 

2.5. Luôn cập nhật xu hướng thị trường

Khi cửa hàng tạp hóa đi vào vận hành, bạn cần chú ý đến việc thường xuyên cập nhật xu hướng thị trường. Mục đích của việc này là để nắm bắt được sở thích của khách hàng, nắm bắt được các sản phẩm mà khách hàng đang ưa chuộng để cập nhật danh sách nhập hàng sao cho hợp lý. Bên cạnh đó, việc cập nhật xu hướng thị trường còn nhằm mục đích giúp bạn tham khảo xem các đối thủ đang bán những sản phẩm gì, họ cung cấp dịch vụ ra sao, các chương trình khuyến mãi thế nào,…từ đó áp dụng linh hoạt vào cửa hàng tạp hóa của bạn.

Cần cập nhật xu hướng thị trường thường xuyên.
Cần cập nhật xu hướng thị trường thường xuyên.

Bên cạnh đó, còn nhiều lưu ý khi setup cửa hàng tạp hóa nhưng các lưu ý này còn phụ thuộc vào quy mô cũng như đặc điểm của từng cửa hàng. Nếu bạn còn băn khoăn và cần được tư vấn có thể liên hệ đội ngũ chuyên gia của K-setup để được tư vấn miễn phí.

Nhìn chung, chi phí mở cửa hàng tạp hóa không quá lớn và phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau. Bởi vậy, trước khi có kế hoạch mở cửa hàng tạp hóa, bạn nên tìm hiểu kỹ để việc setup cửa hàng tạp hóa trở nên thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, nếu có nhiều điều băn khoăn, thắc mắc, bạn nên sử dụng dịch vụ setup của đơn vị setup cửa hàng tạp hóa uy tín để tối ưu chi phí, đảm bảo cửa hàng tạp hóa được setup đúng quy chuẩn.

Hãy đến với K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. K-SETUP sẽ giúp bạn tối ưu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận.

Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP

Hà Nội: Số Nhà F1 Ngõ 112 ,Tổ 16 Khu Tập Thể Công Ty Sông Đà 10, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

TP.HCM: Lầu 4 số 32 Đường số 4, Khu Dân Cư Cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Hà Nội: 098.5566.123 -TP.HCM: 0368.393.688

.
.
.
.