Kinh doanh siêu thị luôn là chủ đề nóng hổi được nhiều người quan tâm. Bởi hình thức kinh doanh này có rất nhiều ưu điểm như không cần khoản chi phí quá lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh và dễ sinh lời. Tuy nhiên, trong kinh doanh siêu thị có rất nhiều vấn đề mà bạn cần lưu ý để quản lý và vận hành một cách hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bí quyết kinh doanh siêu thị trong bài viết dưới đây!
NỘI DUNG
1. Bí quyết kinh doanh siêu thị mini
Có rất nhiều chủ siêu thị gửi câu hỏi tới đội ngũ K-setup để tư vấn về bí quyết kinh doanh siêu thị mini nhanh chóng thu hồi vốn và tăng hiệu quả kinh doanh. Chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm “xương máu” trong kinh doanh siêu thị mà bất cứ ai đã, đang và sẽ mở siêu thị cần biết.
1.1. Tham khảo thị trường
Điều bạn cần lưu ý đầu tiên khi kinh doanh siêu thị nói chung và siêu thị mini nói riêng là cần nhạy bén với thị trường. Theo đó, luôn luôn cập nhật những xu hướng mới, luôn tham khảo xem các đối thủ đang trưng bày hàng hóa thế nào, dịch vụ ra sao, các chương trình khuyến mãi như thế nào,…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm bắt nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi theo giai đoạn, do đó đòi hỏi chủ siêu thị cần cập nhật liên tục để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bạn có thể tìm hiểu, tham khảo các xu hướng trên thị trường trên các trang mạng xã hội, các báo điện tử chính thống, các chương trình chuyên về tiêu dùng,…
Sau khi tìm hiểu đối thủ, nắm bắt xu hướng thị trường, bạn có thể tổng hợp các điểm hay – điểm mạnh của đối thủ, sau đó áp dụng linh hoạt vào siêu thị của mình. Với những mặt mà bạn cho là đối thủ chưa làm được, bạn cố gắng thực hiện để trở nên nổi bật hơn.
1.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh chi tiết
Bên cạnh việc tham khảo thị trường, việc lên chiến lược kinh doanh siêu thị mini cũng vô cùng quan trọng. Chiến lược kinh doanh cần được xây dựng một cách chi tiết. Đối với siêu thị mini, lợi thế là giá cả có phần thấp hơn các siêu thị lớn, việc mua sắm tiện lợi và nhanh chóng hơn. Do đó, bạn có thể xây dựng các chiến lược về giá, các chương trình ưu đãi theo mùa, chương trình khách hàng thân thiết,…và đặc biệt là có chiến lược kinh doanh siêu thị mini về dịch vụ.
Về dịch vụ, khách hàng có cảm thấy thoải mái khi mua sắm tại siêu thị không? Khách hàng có được hướng dẫn nhiệt tình không? Thắc mắc và khiếu nại của khách hàng có được giải quyết hợp lý hay không?,…Để xây dựng được một dịch vụ tốt, điều mà bạn cần chú trọng là khâu đào tạo nhân sự. Tất cả nhân sự của siêu thị cần được đào tạo bài bản về kiến thức của ngành hàng, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng bán hàng, kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp,…Cần lưu ý rằng, nhân viên cũng là bộ mặt của siêu thị. Bởi vậy, hãy chú trọng từ khâu đào tạo nhân sự để tăng sự chuyên nghiệp của siêu thị.
1.3. Mô hình kinh doanh phù hợp
Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp cũng rất quan trọng khi kinh doanh siêu thị. Tùy vào diện tích của siêu thị cũng như nhiều yếu tố khác mà bạn lựa chọn một mô hình kinh doanh phù hợp. Các mô hình kinh doanh có thể là mô hình bán hàng tiêu dùng phổ thông, mô hình bán hàng phổ thông và hàng nhập khẩu, mô hình kết hợp (ngoài bán hàng tiêu dùng còn kết hợp nhiều mặt hàng và dịch vụ khác),…
Nếu gặp khó khăn khi lựa chọn mô hình kinh doanh, bạn nên tìm đến đơn vị setup siêu thị uy tín để được tư vấn. Với đội ngũ chuyên gia có chuyên môn và dày dạn kinh nghiệm, công ty setup sẽ tư vấn mô hình kinh doanh phù hợp nhất cho siêu thị của bạn.
1.4. Lựa chọn vị trí “đắc địa”
Mặt bằng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh siêu thị. Như cha ông ta đã dạy “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”, địa điểm mà chúng ta lựa chọn để định cư hay kinh doanh cần phải là khu dân cư đông đúc, gần văn phòng công ty, giao thông thuận tiện. Có như vậy, việc kinh doanh mới thuận lợi.
Bên cạnh vị trí, bạn cũng cần lưu ý đến diện tích mặt bằng. Theo đó, khi tìm kiếm mặt bằng, bạn cũng cần tính toán xem liệu mặt bằng này có phù hợp, có đủ để kinh doanh siêu thị hay không. Trước khi tìm kiếm mặt bằng, bạn cần xác định sẵn mô hình kinh doanh thì mới có thể đánh giá được một mặt bằng có phù hợp với siêu thị hay không.
1.5. Nguồn hàng chất lượng
Bên cạnh các yếu tố trên, việc lựa chọn được nguồn hàng chất lượng và giá tốt cũng đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh siêu thị. Khi chọn nhà cung cấp hàng hóa cho siêu thị, bạn cần đảm bảo nguồn cung đều đặn, chiết khấu tốt và đặc biệt là hàng hóa phải đảm bảo chất lượng.
Một số lưu ý trong khâu nhập hàng cho siêu thị:
- Hợp tác với nhiều nhà cung cấp: Điều này giúp bạn có thể so sánh, đánh giá chất lượng cũng như giá cả của các nguồn cung. Từ đó, lựa chọn được nguồn cung ổn nhất.
- Hợp tác lâu dài: Việc này sẽ giúp siêu thị được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ nhà cung cấp.
- Nhập hàng vừa đủ: Không nên nhập quá nhiều hàng tránh tồn kho khó bán. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên nhập quá ít, điều này sẽ làm hàng hóa trong siêu thị không đa dạng, khách hàng không có nhiều sự lựa chọn.
1.6. Phân bổ nguồn vốn hợp lý
Phân bổ nguồn vốn hợp lý cũng là vấn đề chúng tôi luôn đặc biệt lưu ý với khách hàng trong quá trình setup và kinh doanh siêu thị. Để chi phí được phân bổ hợp lý, bạn cần lập một bản kế hoạch kinh doanh siêu thị mini thật chi tiết về việc sử dụng chi phí cho siêu thị. Trong đó, hạng mục nào quan trọng nhất cần được ưu tiên, hạng mục nào ưu tiên ở mức độ trung bình và hạng mục nào chỉ cần đầu tư ở mức ít. Khi sử dụng vốn, bạn dựa vào bản kế hoạch này để cân đối một cách hợp lý.
Đối với một số khoản chi phí như phí trang trí theo thời vụ. Bạn cũng có thể làm một bản kế hoạch kinh doanh siêu thị mini riêng cho cả năm. Bởi trong năm sẽ có rất nhiều ngày lễ khác nhau. Để kiểm soát khoản chi phí này một cách tốt nhất, bạn nên lập kế hoạch chi tiết để không sử dụng quá nhiều chi phí cho hạng mục này.
1.7. Trưng bày hàng hóa ấn tượng
Hàng hóa trong siêu thị cần được phân khu và trưng bày một cách hợp lý để tạo ấn tượng với khách hàng. Các mặt hàng cùng nhóm, có liên quan đến nhau cần được sắp xếp cùng khu. Các mặt hàng phổ thông được tìm kiếm nhiều nhất có thể trưng bày ở gần cửa ra vào, ở nơi dễ thấy và dễ tìm kiếm nhất để tăng hiệu quả kinh doanh.
Để hàng hóa trưng bày một cách đẹp mắt và ấn tượng, giá kệ đóng vai trò khá quan trọng. Bạn nên lựa chọn các loại giá kệ phù hợp với mặt hàng mà siêu thị bày bán. Bên cạnh đó, màu sắc và kiểu dáng cũng cần phù hợp với tone màu chủ đạo cũng như không gian của siêu thị. Khi trưng bày hàng hóa, bạn cần chú ý đảm bảo lối đi giữa các quầy kệ không quá hẹp để khách hàng dễ dàng mua sắm trong siêu thị.
1.8. Có kế hoạch Marketing
Sau khi siêu thị đã đi vào vận hành, bạn cần có kế hoạch marketing để quảng bá, tăng nhận diện thương hiệu. Theo đó, khi mới đi vào hoạt động, bạn có thể xây dựng các chương trình khuyến mãi theo tuần, theo tháng. Sau đó, xây dựng và triển khai các chương trình khách hàng thân thiết, các khuyến mãi theo mùa, theo các ngày lễ tết. Bên cạnh chương trình ưu đãi, bạn có thể tìm hiểu về quảng cáo google, quảng cáo trên các mạng xã hội để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với chiến lược bán hàng đa kênh. Bạn nên lập Fanpage, website cho siêu thị. Bên cạnh đó, kết hợp bán hàng trên các trang thương mại điện tử để tăng hiệu quả kinh doanh. Chiến lược bán hàng đa kênh rất quan trọng trong thời đại 4.0. Mặc dù trải nghiệm mua hàng trực tiếp vẫn được ưu tiên, tuy nhiên với tiêu chí “Khách hàng ở đâu chúng ta ở đó”, hãy triển khai chiến lược bán hàng đa kênh để thích nghi thời đại.
Nhìn chung, còn khá nhiều điều khác cần lưu ý khi kinh doanh siêu thị mini. Tuy nhiên, các lưu ý khác còn tùy thuộc vào quy mô và mô hình kinh doanh của từng siêu thị. Trên đây là những yếu tố quan trọng nhất mà chúng tôi hy vọng các chủ siêu thị có thể nắm được để giúp siêu thị vận hành hiệu quả, nhanh chóng thu hồi vốn và tăng khả năng sinh lời.
2. Các mô hình kinh doanh siêu thị bán lẻ phổ biến
2.1. Tầm quan trọng của việc xác định mô hình kinh doanh
Thực tế, có rất nhiều chủ siêu thị khi mới mở cửa hàng hoặc siêu thị mini chưa thực sự quan tâm đến mô hình kinh doanh của siêu thị mà chỉ tập trung vào doanh thu và mức độ lãi/lỗ. Tuy nhiên, việc xác định mô hình kinh doanh của siêu thị lại vô cùng quan trọng. Việc hiểu rõ được mô hình kinh doanh của siêu thị sẽ giúp bạn nắm rõ được giá trị cốt lõi để phát triển về lâu về dài.
Hiểu một cách đơn giản nhất, mô hình kinh doanh là những vấn đề đại diện cho các khía cạnh của kinh doanh bao gồm: mục đích kinh doanh, quá trình, khách hàng mục tiêu, chiến lược kinh doanh, sản phẩm kinh doanh, cơ cấu tổ chức,…Do đó, để xác định được mô hình kinh doanh, bạn cần phải trả lời được tất cả các câu hỏi trên cho siêu thị của mình.
Nhìn chung, các vấn đề cơ bản nhất khi xác định mô hình kinh doanh là:
- Chân dung khách hàng như thế nào?
- Dịch vụ/sản phẩm bạn cung cấp là gì?
- Siêu thị của bạn có gì đặc biệt?
- Nguồn lợi nhuận từ đâu?
Không có mô hình kinh doanh nào tốt nhất, chỉ có mô hình kinh doanh phù hợp nhất với siêu thị của bạn. Do đó, bạn cần căn cứ vào vị trí, diện tích mặt bằng cũng như xu hướng thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng mà lựa chọn một mô hình kinh doanh phù hợp.
2.2. Các mô hình kinh doanh siêu thị bán lẻ phổ biến
Hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh siêu thị bán lẻ khác nhau. Các mô hình nổi bật có thể kể đến như: Kinh doanh phân phối, nhượng quyền thương mại, kết hợp giữa truyền thống và điện tử,…Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng loại mô hình.
2.2.1. Kinh doanh phân phối
Kinh doanh phân phối là mô hình kinh doanh siêu thị bán lẻ phổ biến hiện nay. Trong mô hình kinh doanh này lại được phân ra nhiều hình thức khác nhau như:
- Siêu thị phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.
- Siêu thị là kênh bán hàng trực tuyến thông qua website, mạng xã hội,…
- Siêu thị là trung gian phân phối hàng hóa.
2.2.2. Nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình kinh doanh mà bên chủ nhượng quyền ký kết hợp đồng với bên khác để tạo nên nhiều chuỗi cửa hàng. Mô hình này nhằm tăng độ phủ thương hiệu, tạo dựng độ uy tín của thương hiệu. Với các chủ siêu thị lựa chọn kinh doanh theo hình thức nhượng quyền cũng có nhiều lợi thế như: Không cần tập trung xây dựng thương hiệu, độ uy tín cao,…Hiện nay, rất nhiều hệ thống siêu thị lớn áp dụng hình thức nhượng quyền thương mại.
2.2.3. Kết hợp giữa truyền thống và điện tử
Mô hình kinh doanh kết hợp giữa truyền thống và điện tử là một mô hình kinh doanh có cả yếu tố truyền thống là bán hàng trực tiếp và bán hàng đa kênh trực tuyến. Ví dụ: Các siêu thị vừa có địa điểm bán hàng trực tiếp vửa có website và Fanpage để khách hàng có thể mua sắm trực tuyến.
Nhìn chung, còn rất nhiều mô hình kinh doanh siêu thị khác nếu xét theo sản phẩm như: Mô hình thực phẩm sạch, mô hình kết hợp hàng nhập khẩu và hàng phổ thông, mô hình mẹ và bé,…Khi gặp khó khăn, thắc mắc trong vấn đề lựa chọn mô hình kinh doanh, bạn nên tìm đến đơn vị setup siêu thị uy tín để được tư vấn chi tiết.
3. Điều gì có thể khiến việc kinh doanh siêu thị “xuống dốc”?
Khi có kế hoạch mở siêu thị mini, bạn cũng cần tính toán đến các tác động có thể khiến việc kinh doanh của siêu thị bị đi xuống. Thực tế, khi vận hành, nếu không có các chiến lược kinh doanh rõ ràng, không có kế hoạch quản lý cụ thể chi tiết thì việc kinh doanh rất dễ bị dậm chân tại chỗ, thậm chí là “tụt dốc không phanh”.
3.1. Quản lý không chặt chẽ
Một trong những nguyên nhân nổi bật có thể kể đến việc quản lý lỏng lẻo. Nhiều chủ siêu thị nghĩ rằng mở được siêu thị mini là đã thành công và không mấy chú trọng đến việc quản lý, vận hành siêu thị ra sao để nhanh chóng thu hồi vốn. Để tránh tình trạng này, bạn có thể tham gia các khóa đào tạo siêu thị hoặc tham khảo các tài liệu về quản lý & vận hành siêu thị trên sách, trên Internet,…Bên cạnh đó, bạn hãy đảm bảo có kế hoạch quản lý thật chi tiết, theo dõi thật sát sao nhân sự, hàng hóa nhập kho-xuất kho-tồn kho, hàng cận date, hàng hỏng,….Một kế hoạch quản lý càng chi tiết sẽ càng khiến siêu thị vận hành mượt mà hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng dễ xử lý các vấn đề khi gặp tình huống bất ngờ xảy ra.
3.2. Chiến lược kinh doanh không phù hợp
Một chiến lược kinh doanh phù hợp vô cùng quan trọng với siêu thị. Xây dựng chiến lược kinh doanh ra sao còn phụ thuộc vào mô hình kinh doanh của siêu thị, đối tượng khách hàng, nhu cầu khách hàng,…Chúng tôi sẽ lấy một ví dụ để bạn có thể dễ hình dung hơn. Ví dụ bạn mở một siêu thị mini ở khu vực nông thôn, đối tượng khách hàng chủ yếu là người làm nông và thu nhập thấp, họ ưu tiên mặt hàng có giá rẻ. Như vậy, bạn cần tập trung vào chiến lược giá cả. Bạn có thể xây dựng các chương trình giảm giá các ngày lễ tết, ngày sinh nhật, hoặc mua 2 tặng 1,…Ví dụ nếu mở một siêu thị mini ở khu vực thành thị, khách hàng chủ yếu là nhân viên văn phòng và viên chức nhà nước, họ đề cao về chất lượng dịch vụ. Lúc này, bạn cần có các chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ của siêu thị. Tất cả tác phong, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, kỹ năng giải quyết vấn đề của nhân viên trong siêu thị phải chuyên nghiệp để tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
Nếu áp dụng chiến lược kinh doanh không phù hợp không những khiến siêu thị không tăng doanh thu mà còn “xuống dốc”. Bởi vậy, hãy đặc biệt lưu ý trong khâu xây dựng chiến lược kinh doanh.
3.3. Không cập nhật xu hướng thị trường
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, việc cập nhật xu hướng thị trường rất quan trọng. Nhu cầu của khách hàng thay đổi từng ngày, do đó bạn cần bắt kịp xu hướng, biết khách hàng đang ưa chuộng mặt hàng nào, thích trải nghiệm dịch vụ như thế nào,…Từ đó, lên danh sách các mặt hàng cần bổ sung, cải thiện chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu không cập nhật xu hướng thị trường, siêu thị của bạn có khả năng bị tụt lùi một cách nhanh chóng so với các đối thủ. Bởi ngành bán lẻ luôn được coi như một “chiến trường” với độ cạnh tranh rất khốc liệt.
Có thể thấy, khi kinh doanh siêu thị nói chung và kinh doanh siêu thị mini nói riêng có rất nhiều vấn đề mà bạn cần lưu ý. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng. Hãy luôn lấy khách hàng làm trọng tâm, thường xuyên cập nhật xu hướng thị trường, cải thiện dịch vụ và có kế hoạch chi tiết thì việc quản lý và vận hành siêu thị sẽ trở nên suôn sẻ hơn.
Hãy đến với K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. K-SETUP sẽ giúp bạn tối ưu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận.
Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP
Hà Nội: Số Nhà F1 Ngõ 112 ,Tổ 16 Khu Tập Thể Công Ty Sông Đà 10, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
TP.HCM: Lầu 4 số 32 Đường số 4, Khu Dân Cư Cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Hà Nội: 098.5566.123 -TP.HCM: 0368.393.688