5 Kinh nghiệm quản lý hàng hóa trong siêu thị

5 Kinh nghiệm quản lý hàng hóa trong siêu thị

Quản lý hàng hóa trong siêu thị cũng cần phải có những kinh nghiệm nhất định. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn những kinh nghiệm và cách quản lý hàng hóa trong siêu thị hiệu quả nhất.

  1. Quản lý nhân viên siêu thị

Theo những chuyên gia kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị cho rằng, cần phải chú trọng tới việc tăng cường quản lý trên các mặt như nhân viên, sản phẩm, tồn kho,… Đây thực sự là công việc không hề đơn giản, đòi hỏi cần phải có kiến thức và kỹ năng quản lý.

Quản lý nhân viên là một trong siêu thị là công việc không dễ chút nào bởi số lượng nhân viên trong siêu thị quá nhiều, sẽ dẫn đến tình trạng quản lý gặp nhiều vấn đề khó khăn, sẽ xuất hiện những lỗ hổng hoặc thiếu sót không đáng có.

Bên cạnh đó, nhân viên làm việc cũng không ổn định, thường sẽ có nhiều biến động. Vì thế sẽ gây khó trong công tác quản lý và tuyển dụng nhân sự. Mặt khác, nhân viên siêu thị thường không cố định. Thường dễ nhảy việc. Điều này cũng mang lại độ khó nhất định trong công tác quản lý.

Do đó, cần phải có một cơ chế quản lý khoa học và hoàn chỉnh. Muốn làm tốt công tác quản lý nhân viên trong siêu thị cần phải làm tốt 3 điều sau:

– Điều động những người có năng lực và kinh nghiệm quản lý vào làm việc tại bộ phận nhận sự và làm tốt việc đào tạo nhân sự về chuyên môn.

– Tăng cường quản lý nhân viên, phải kết hợp tình hình thực tế của siêu thị để xây dựng chế độ cho nhân viên hợp lý. Tất cả đều phải sát sao, thưởng phạt phân minh.

– Xây dựng cơ chế sử dụng nhân lực kiện toàn, hiệu quả và lâu dài. Đồng thời có cơ chế tăng trưởng thu nhập phù hợp cho nhân viên.

2. Chú trọng tới công tác quản lý hàng hóa

Quản lý hàng hóa trong siêu thị là công việc hết sức phức tạp, do diện tích rộng lớn và đặc biệt là có quá nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau. Nếu nhân viên bán hàng không có trách nhiệm cao sẽ không thể tránh khỏi những sai sót trong công tác quản lý. Do đó, cần phải áp dụng những kinh nghiệm quản lý sau:

– Coi bộ phận quản lý hàng hóa là một đơn vị. Thực hiện việc đào tạo trách nhiệm cho mỗi nhân viên trên mỗi vị trí làm việc.

– Nên quản lý theo kiểu trách nhiệm, trong bộ phận quản lý hàng hóa, các nhân viên sẽ kết hợp theo cặp với nhau

– Đào tạo cách sắp xếp hàng hóa, bù hàng, đặt hàng, vệ sinh và bảo dưỡng hàng hóa trong khu vực chuyên trách.

3. Kinh nghiệm sắp xếp hàng hóa trong siêu thị

Do có rất nhiều các mặt hàng khác nhau nên việc sắp xếp hàng hóa trong siêu thị đặc biệt quan trọng để làm sao vừa đẹp, lại khoa học giúp người mua hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm mình mong muốn.

Có 2 tiêu chuẩn về cách sắp xếp hàng hóa trong siêu thị mà bạn cần phải học hỏi như:

Trưng bày hàng hóa trên giá kệ một cách nghệ thuật hóa. Khiến khách hàng, người tiêu dùng có cảm giác giống như thật giúp kích thích hành vi mua sắm của người dùng.

Trưng bày lượng cảm, tức nắm bắt chắc chắn số lượng hàng hóa trên giá để hàng. Không cần phải quá câu nệ về số lượng hàng hóa nhiều ít mà thiên về trực quan.

4. Kinh nghiệm và cách quản lý hàng tồn kho siêu thị

Quản lý hàng tồn kho trong siêu thị là công việc hết sức quan trọng và cũng cực kỳ khó khăn, làm sao để hàng tồn không quá nhiều mà cũng không quá ít.

Tồn kho quá nhiều sẽ chiếm dụng nhiều không gian. Tồn kho quá ít sẽ khiến cung ứng gián đoạn, không kịp thời. Vậy để làm tốt cách quản lý hàng hóa tồn kho trong siêu thị cần học hỏi những kinh nghiệm sau:

– Nắm bắt thông tin sản phẩm, hàng hóa một cách chính xác và dự toán và kiểm soát lượng tồn kho hợp lý thông qua lượng bán hàng.

– Làm tốt công tác quản lý phân loại hàng hóa. Bất cứ siêu thị nào cũng có hàng bán chạy và hàng bán chậm, phải phân loại được các mặt hàng này để giảm thiểu chi phí quản lý và lượng tồn kho, tránh gián đoạn việc kinh doanh.

– Thường xuyên kiểm kê tồn kho để kịp thời nắm bắt tình hình tồn kho thực tế. Việc làm này vừa tiện cho việc chỉ đạo quyết sách kinh doanh vừa tránh tình trạng sản phẩm hư hỏng nhằm tránh tổn thất chi phí.

5. Quản lý an toàn, an ninh trong siêu thị

Trong kinh doanh siêu thị không thể thiếu việc quản lý an ninh, an toàn cho hàng hóa. Mục đích của việc coi trọng công tác quản lý an ninh là nhằm bảo đảm sự an toàn cho người tiêu dùng. Quản lý an ninh trong siêu thị có thể chia thành 3 phương diện:

–  An toàn sản phẩm hàng hóa: Tức là phải quản lý hàng hóa cẩn thận tránh việc hàng hóa bị ẩm mốc, hư hỏng.

An ninh nhân viên: Phải đảm bảo cho nhân viên môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

An ninh tài sản: Có hệ thống chống trộm cắp, lừa đảo trong siêu thị.

Ngoài việc hoàn thiện hệ thống trang thiết bị an ninh thì cần phải có đội ngũ an ninh chuyên nghiệp để thực hiện việc giám sát và quản lý. Vì thế mỗi ở các siêu thị cần phải có tổ bảo vệ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho khu vực phụ trách.

Trên đây là 5 kinh nghiệm và cách quản lý hàng hóa trong siêu thị hiệu quả bạn có thể tham khảo khi cần. Không chỉ siêu thị lớn mà ngay cả những siêu thị mini cũng có thể chọn lọc để áp dụng một số kinh nghiệm phù hợp với mô hình đang kinh doanh.

Tham khảo:

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP

Hà Nội: Số Nhà F1 Ngõ 112,Tổ 16 Khu Tập Thể Công Ty Sông Đà 10, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

TP.HCM: Lầu 4 số 32 Đường số 4, Khu Dân Cư Cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Hà Nội: 098.5566.123

TP.HCM: 0368.393.688

http://ksetup.net/

https://ksetup.vn/

.
.
.
.