Chi phí mở siêu thị mini bao gồm khoản nào? Cần bao nhiêu vốn?

Lợi nhuận từ siêu thị mini cùng với những ưu điểm như khả năng thu hồi vốn nhanh, vốn đầu tư không quá lớn đang khiến nhu cầu mở siêu thị mini ngày càn lớn. Khi có kế hoạch mở siêu thị mini, đa số khách hàng đều gửi câu hỏi đến đội ngũ K-setup tằng “Chi phí mở siêu thị mini là bao nhiêu? Tôi cần có bao nhiêu vốn để có thể mở được một siêu thị mini”. Thực tế, mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn còn phụ thuộc vào vị trí mặt bằng, diện tích mặt bằng, quy mô siêu thị và rất nhiều yếu tố khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề chi phí mở siêu thị mini để bạn có nhiều thông tin hơn về vấn đề này.

1. Tôi có nên mở siêu thị mini thời điểm này?

1.1. Những tín hiệu tích cực

Theo báo Tiền Phong online, báo cáo mới nhất của CBRE châu Á cho biết dù ngành bán lẻ tại thị trường châu Á Thái Bình Dương nói chung và tại Việt Nam nói riêng chịu nhiều tác động của đại dịch Covid 19 nhưng ngành hàng này đang có những tín hiệu tích cực; hứa hẹn tương lai tốt trong năm 2022.

Với độ phủ vacxin cao, ngành bán lẻ tại Việt Nam hiện đang bước vào giai đoạn bình thường mới với khả năng thích ứng tốt. Theo ông Vivek Kaul (lãnh đạo CBRE) tại châu Á, Việt Nam vẫn là thị trường mục tiêu hàng đầu được các nhà bán lẻ khảo sát lựa chọn để mở rộng kinh doanh. 

Báo Tiền Phong cũng cho biết, hướng này rất dễ nhận thấy khi Uniqlo có mặt tại Vincom Center Phạm Ngọc Thạch, Vincom Center Metropolis tại Hà Nội, Muji mở cửa hàng tại Vincom Center Metropolis, Hadilao khai trương 5 cơ sở tại các trung tâm thương mại Vincom,…

Đặc biệt, theo báo cáo của CBRE, các cửa hàng vật lý vẫn sẽ được duy trì, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh mặc dù đại dịch thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại điện tử. Nguyên nhân được cho là dù mua sắm trực tuyến có nhiều ưu điểm nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn thích được mua sắm và trải nghiệm trực tiếp để chủ động. 

Thị trường bán lẻ tại Việt Nam nhìn chung được đánh giá là có nhiều tiềm năng.
Thị trường bán lẻ tại Việt Nam nhìn chung được đánh giá là có nhiều tiềm năng.

1.2. Bứt phá trong giai đoạn bình thường mới

Trong bối cảnh ngành bán lẻ tiếp tục chuyển mình để thích nghi trong thời đại bình thường mới, các doanh nghiệp đang không ngừng tìm kiếm cơ hội để bứt phá trong giai đoạn này.

Theo báo Người lao động, tuy thị trường bán lẻ cả nước đang trong giai đoạn bị ảnh hưởng, hai năm vừa qua nhiều biến động nên thị trường bán lẻ dù tăng trưởng thấp năm 2021 nhưng vẫn được đánhh giá là rất tiềm năng. Để thích ứng với đại dịch, nhiều hệ thống bán lẻ như MM Mega Market Việt Nam đã triển khai bán hàng đa kênh. Bên cạnh đó, Saigon Co.op, AEON, Lotte Mart,…cũng triển khai chiến lược bán hàng online qua app, Zalo và các trang thương mại điện tử. 

Thị trường bán lẻ tại Việt Nam nhìn chung được đánh giá là có nhiều tiềm năng. Do đó, mở siêu thị mini hoàn toàn thích hợp trong thời điểm này. Bạn chỉ cần có những chiến lược, chiến thuật để thích nghi, để tăng hiệu quả kinh doanh thì khả năng thu hồi vốn và sinh lời nhanh là hoàn toàn có thể.

2. Tổng chi phí mở siêu thị mini là bao nhiêu?

Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn là câu hỏi chung mà bất cứ ai có kế hoạch mở siêu thị hay cửa hàng tạp hóa đều thắc mắc. So với siêu thị lớn, mở siêu thị mini có rất nhiều ưu điểm. Như chúng tôi đã đề cập ở trên, mở siêu thị mini không cần một khoản vốn quá lớn. Hơn nữa, khả năng thu hồi vốn khá nhanh và tiềm năng thu lợi nhuận rất tốt. Sau khi đầu tư vào các chi phí ban đầu, bạn chỉ cần lo các khoản chi phí cố định hoặc chi phí phát sinh (nếu có). Tuy nhiên, lúc này siêu thị đã đi vào vận hành ổn định nên bạn không cần quá lo lắng về các khoản chi phí này.

Với kinh nghiệm nhiều năm setup các siêu thị khác nhau, chúng tôi dự trù chi phí mở siêu thị mini dao động từ 450 triệu – 500 triệu (chi phí có thể thấp hơn hoặc cao hơn tùy vào diện tích mặt bằng, vị trí mặt bằng cũng như quy mô của siêu thị). Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ đi phân tích chi tiết về các loại phí để bạn có thể hình dung dễ dàng hơn.

2.1. Chi phí ban đầu

Khi mở siêu thị mini, khoản vốn của bạn sẽ cần phân bổ cho nhiều hạng mục khác nhau. Chi phí cần được phân bổ một cách hợp lý để đảm bảo tối ưu vốn một cách tốt nhất. Khi mở siêu thị mini, vốn ban đầu sẽ sử dụng để đầu tư trang thiết bị, setup siêu thị,…

2.1.1. Trang thiết bị

Trang thiết bị mà bất cứ siêu thị mini nào cũng cần có là: giá kệ, quầy thu ngân, camera, máy in hóa đơn, tủ mát, tủ đông, máy tính,…Chi phí đầu tư trang thiết bị bao nhiêu còn phụ thuộc vào diện tích mặt bằng cũng như quy mô của siêu thị. Với kinh nghiệm setup siêu thị nhiều năm, chúng tôi dự trù kinh phí để đầu tư trang thiết bị cho một siêu thị mini khoảng 50m2 nằm trong khoảng 60 triệu – 75 triệu đồng. 

chi phí mở siêu thị mini
Trang thiết bị mà bất cứ siêu thị mini nào cũng cần có là: giá kệ, quầy thu ngân, camera, máy in hóa đơn, tủ mát, tủ đông,…

Trong đó, chi phí dự kiến đối với một số loại trang thiết bị như sau:

  • Giá kệ: 25 triệu – 30 triệu.
  • Máy tính tiền: 8 triệu – 10 triệu.
  • Máy in hóa đơn, đầu đọc mã vạch: 3 triệu – 4 triệu.
  • Phần mềm bán hàng: 3 triệu – 5 triệu.
  • Quầy thu ngân: 4 triệu – 5 triệu.
  • Tủ mát và tủ lạnh: 7 triệu – 10 triệu.
  • Chi phí khác: 8 triệu – 10 triệu.

Có thể thấy chi phí đầu tư cho trang thiết bị là một khoản không nhỏ. Thế nhưng, bạn cũng cần cân nhắc lựa chọn đơn vị cung cấp trang thiết bị uy tín, lựa chọn trang thiết bị chất lượng để sử dụng về lâu về dài. Không nên vì tiết kiệm chi phí mà sử dụng các loại trang thiết bị giá rẻ nhưng chất lượng kém. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của siêu thị mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu của siêu thị. 

2.1.2. Sửa sang mặt bằng

Thông thường, sau khi thuê được mặt bằng, bạn cần sửa sang lại mặt bằng cho khang trang và phù hợp với mô hình kinh doanh của siêu thị. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào diện tích mặt bằng mà bạn thuê. Tuy nhiên, chi phí sửa sang mặt bằng sẽ không tốn quá nhiều. Ở khâu này chủ yếu bạn cần sơn sửa lại để tạo không gian sạch đẹp cho siêu thị.

2.1.3. Thiết kế siêu thị

Bên cạnh chi phí đầu tư trang thiết bị và sửa sang mặt bằng, vốn cũng cần phân bổ cho thiết kế siêu thị. Thiết kế siêu thị là khâu mà bạn cần lên được mô hình 3D cho siêu thị để mô phỏng không gian bên trong và bên ngoài của siêu thị. Ở khâu này, nếu không có kiến thức chuyên môn, bạn không thể tự thực hiện được mà sẽ cần thuê đơn vị setup chuyên nghiệp tư vấn thiết kế. Chi phí cho thiết kế siêu thị cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy mô, diện tích siêu thị,…

Tư vấn thiết kế ngay!

Nhìn chung, chi phí ban đầu sẽ bao gồm 3 chi phí chính là đầu tư trang thiết bị, sửa sang mặt bằng và thiết kế siêu thị. Bên cạnh chi phí ban đầu, mở siêu thị mini còn có khoản chi phí cố định và chi phí phát sinh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo!

2.2. Chi phí cố định 

Chi phí cố định là loại chi phí mà bạn sẽ phải trả cố định hằng tháng. Theo đó, chi phí cố định khi mở siêu thị mini là phí thuê mặt bằng, phí trả cho nhân sự, phí nhập hàng, phần mềm quản lý,…

2.2.1. Thuê mặt bằng

Muốn mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn cho thuê mặt bằng? Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều chủ siêu thị. Chi phí thuê mặt bằng sẽ còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có thể kể đến: vị trí mặt bằng (nằm ở trục đường chính hay trong ngõ, nằm ở nông thôn hay thành thị, nằm ở khu vực dân cư đông đúc hay thưa thớt,..), diện tích mặt bằng (lớn hay nhỏ). 

Chi phí thuê mặt bằng sẽ còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau
Chi phí thuê mặt bằng sẽ còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.

Nếu bạn thuê một mặt bằng với diện tích khoảng 50m2 tại khu vực đường chính, dân cư tập trung đông đúc, giao thông thuận lợi, giá thuê mặt bằng 1 tháng có thể từ 20-30 triệu. Tuy nhiên, ở những thành phố càng lớn thì giá thuê sẽ càng cao hơn. Nếu bạn thuê một mặt bằng cùng diện tích nhưng nằm trong ngõ, giao thông ít thuận tiện hơn thì giá có thể từ 10 triệu – 15 triệu/tháng. 

Khi thuê mặt bằng, bạn cần lưu ý lựa chọn khu vực có dân cư đông đúc, đường xá đi lại thuận tiện, có chỗ để xe để thuận lợi cho việc kinh doanh.

2.2.2. Nhân sự

Chi phí cho nhân sự cũng là một khoản mà bạn cần chi trả hằng tháng. Số lượng nhân viên bao nhiêu còn phụ thuộc vào quy mô của siêu thị. Chi phí để thuê một nhân viên bán hàng siêu thị hiện nay dao động từ 5 triệu – 7 triệu/tháng. Bạn có thể căn cứ vào quy mô siêu thị của mình để thuê nhân viên với số lượng hợp lý. 

Một điều đặc biệt lưu ý là bạn cần chú trọng khâu đào tạo nhân sự để tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ của siêu thị. Nếu bạn băn khoăn về vấn đề đào tạo siêu thị có thể liên hệ đơn vị setup siêu thị chuyên nghiệp để được tư vấn. Một số đơn vị setup chuyên nghiệp như K-setup có khóa đào tạo siêu thị giúp đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng trong quản lý và vận hành siêu thị để tăng hiệu quả kinh doanh cho siêu thị.

2.2.3. Nhập hàng

Chi phí cho nguồn hàng mở siêu thị mini cũng là một khoản khá tốn kém. Chúng tôi không liệt kê chi phí nhập hàng vào nhóm chi phí ban đầu bởi bạn không chỉ nhập hàng 1 lần, mà sau đó bạn cần xoay vòng, nhập thường xuyên để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Phí nhập hàng tùy thuộc vào quy mô, mô hình kinh doanh và việc bạn có lựa chọn được đơn vị cung cấp với giá tốt hay không.

Phí nhập hàng tùy thuộc vào quy mô, mô hình kinh doanh
Phí nhập hàng tùy thuộc vào quy mô, mô hình kinh doanh.

Theo dự trù kinh phí mà chúng tôi đưa ra, chi phí nhập hàng và xoay vòng trong thời gian đầu của siêu thị mini có diện tích khoảng 50m2 sẽ ở mức khoảng 300 triệu đồng. Chủ siêu thị cần lưu ý, hàng hóa cũng được coi là bộ mặt của siêu thị. Hàng hóa có đa dạng, chất lượng tốt mới đảm bảo được độ uy tín và tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Đừng vì tiết kiệm mà nhập ít hàng và chọn các nguồn hàng không đảm bảo. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của siêu thị. 

2.2.4. Phần mềm quản lý

Chi phí cho phần mềm quản lý cũng là một khoản chi phí cố định bạn cần trả. Phần mềm quản lý sẽ giúp bạn quản lý hàng hóa, giám sát hàng tồn kho một cách dễ dàng. Không chỉ vậy, các phần mềm này còn giúp bạn quản lý được thông tin của các nhóm khách hàng, thanh toán nhanh chóng,…

Tùy vào loại phần mềm bạn chọn, các gói sẽ có giá khác nhau. Thông thường, chi phí để sử dụng phần mềm quản lý là vài trăm nghìn một tháng tùy loại và tùy gói. Bạn nên lựa chọn phần mềm dựa trên các tiêu chí như: Dễ sử dụng, tích hợp nhiều thiết bị, có thể bán hàng khi không có kết nối Internet, thanh toán và tạo đơn nhanh,…

Có thể thấy, các loại chi phí cố định cũng là khoản chi phí khá cao khi vận hành siêu thị. Tuy nhiên, như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, không nên vì tiết kiệm mà cắt giảm quá nhiều chi phí trong một hạng mục bởi nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng xây dựng siêu thị cũng như uy tín của siêu thị.

2.3. Chi phí phát sinh

Bên cạnh chi phí ban đầu và chi phí cố định, các chủ siêu thị cũng cần tính đến các khoản nằm trong chi phí phát sinh. Các chi phí có thể phát sinh trong quá trình setup siêu thị hoặc trong thời gian vận hành siêu thị. Một số loại chi phí phát sinh có thể kể đến như chi phí trang trí theo thời vụ, chi phí sửa chữa/thay mới trang thiết bị, chi phí hao hụt hàng hóa,…

2.3.1. Trang trí theo thời vụ

Để tạo sự mới mẻ cho không gian của siêu thị và thu hút khách hàng, siêu thị của bạn cũng cần được trang trí theo các mùa lễ hội như: Tết Nguyên Đán, Noel, ngày 8/3, ngày 20/10, ngày 01/6,…Đối với siêu thị mini, việc trang trí cho các ngày lễ tết này không cần quá cầu kỳ. Do không gian của siêu thị hạn chế nên bạn chỉ cần trang trí bằng hanger quảng cáo (vỉ treo quảng cáo), các sticker dán cửa và dán lên các bề mặt kính,…Với các dụng cụ trang trí đơn giản, bạn chỉ cần chi từ 5 triệu – 8 triệu (tùy quy mô và diện tích siêu thị) là đã có thể trang trí cho siêu thị của mình. Điều quan trọng là bạn cần sử dụng các phụ kiện trang trí phù hợp với ngày lễ tết để kích cầu mua sắm.

Cần lưu ý, mục đích chính của việc trang trí vào các ngày lễ tết là để đổi mới không gian, tạo sự thu hút đối với khách hàng. Bởi vậy, bạn không nên chi quá nhiều, quá cầu kỳ sẽ gây lãng phí. Một lời khuyên mà chúng tôi dành cho bạn đối với khâu trang trí theo thời vụ là bạn nên xây dựng một bản kế hoạch trang trí theo năm. Một năm có rất nhiều ngày lễ khác nhau, khi xây dựng bản kế hoạch trang trí rõ ràng (mua những gì, chi phí hết bao nhiêu, thời gian mua, nhân sự mua,…) bạn sẽ tối ưu được khoản chi phí này. Hơn nữa, sang các năm khác, nếu bạn vẫn muốn giữ nguyên concept trang trí thì có thể sử dụng bản kế hoạch cũ hoặc chỉ cần thay đổi vài chi tiết trong kế hoạch thì việc trang trí sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

2.3.2. Hư hỏng trang thiết bị

Các trang thiết bị dù lựa chọn loại tốt đến đâu thì sau một thời gian nhất định cũng sẽ bị lỗi hoặc bị hỏng. Đối với một số trang thiết bị có thể sửa được thì bạn nên tận dụng để sửa. Tuy nhiên, một số trang thiết bị hỏng nặng sẽ cần được thay mới. Chi phí sửa chữa và thay mới trang thiết bị còn tùy thuộc vào loại thiết bị mà siêu thị sử dụng. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa việc hư hỏng trang thiết bị, bạn cần lưu ý kiểm tra các trang thiết bị thường xuyên để kịp thời có biện pháp xử lý. Bởi đến khi thiết bị đã hư hỏng nặng sẽ không thể sửa chữa được nữa, việc thay mới hoàn toàn sẽ tốn kém hơn nhiều. 

2.3.3. Hao hụt hàng hóa

Một trong những khoản nằm trong chi phí phát sinh là phí hao hụt, hư hỏng hàng hóa. Để tránh mức độ hao hụt hàng hóa quá lớn, bạn cần đảm bảo kiểm soát tốt, không để hàng hóa bị hư hỏng hao hụt quá 2% doanh số siêu thị. Để quản lý tốt vấn đề này, bạn hãy sử dụng thành thạo phần mềm quản lý và đặc biệt cần thường xuyên kiểm tra hàng cận date để có các chính sách khuyến mãi kịp thời.

Chi phí mở siêu thị mini
Để tránh mức độ hao hụt hàng hóa quá lớn, bạn cần đảm bảo kiểm soát tốt.

Bên cạnh đó, để quản lý hàng hóa hư hỏng, cận date, bị mất, bạn cũng có thể lập các file excel để theo dõi một cách chi tiết.

Có thể thấy rằng, vốn mở siêu thị mini phân bổ cho rất nhiều hạng mục khác nhau. Bởi vậy, khi sử dụng nguồn vốn, bạn cần đặc biệt lưu ý để tránh việc phân bổ vốn bị mất cân bằng, gây ảnh hưởng đến chất lượng của siêu thị.

3. Những điều cần lưu ý khi phân bổ vốn mở siêu thị mini

Việc phân bổ vốn mất cân bằng sẽ khiến các hạng mục cần đầu tư nhiều lại không có đủ chi phí, hạng mục cần đầu tư ít lại được đầu tư quá nhiều. Điều này khiến chất lượng xây dựng siêu thị bị ảnh hưởng, thậm chí ảnh hưởng đến cả uy tín của siêu thị. Để tránh việc mất cân bằng khi phân bổ vốn, bạn lưu ý những điều sau:

  • Lên kế hoạch chi tiết, rõ ràng: Chủ siêu thị cần đảm bảo lên một bản kế hoạch phân bổ vốn thật chi tiết. Trong đó cần nêu rõ: Hạng mục nào ưu tiên, hạng mục nào quan trọng và cần đầu tư nhiều chi phí nhất, hạng mục nào ưu tiên trung bình và hạng mục nào chỉ cần đầu tư ít. Từ đó, lên dự trù kinh phí cho từng hạng mục. Khi tiến hành setup siêu thị, bạn hãy dựa vào bản kế hoạch này để phân bổ vốn một cách hợp lý.
  • Xem xét sử dụng dịch vụ tư vấn setup siêu thị: Nếu bạn còn nhiều băn khoăn trong việc phân bổ vốn, bạn nên tìm đến các đơn vị setup siêu thị uy tín chuyên nghiệp để được tư vấn. Điều này sẽ giúp bạn tối ưu được chi phí, giảm thiểu đáng kể chi phí phát sinh. Đặc biệt, các đơn vị setup siêu thị chuyên nghiệp tập hợp đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm sẽ đưa ra rất nhiều lời khuyên về setup siêu thị. Điều này sẽ giúp quá trình setup siêu thị của bạn thuận lợi hơn.

Nhìn chung, chi phí mở siêu thị mini cần được phân bổ một cách hợp lý cho các hạng mục để tối ưu vốn. Có thể thấy, vốn để mở một siêu thị mini không quá lớn. Hơn nữa, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh và hiệu quả sinh lời cũng rất cao. Bởi vậy, hiện nay mở siêu thị đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, trước khi mở siêu thị, hãy đảm bảo bạn chuẩn bị đầy đủ kiến thức về ngành hàng này. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng dịch vụ setup siêu thị chuyên nghiệp để tối ưu nguồn vốn, tối đa hóa nguồn nhân lực và đảm bảo siêu thị được setup đúng quy chuẩn.

Nếu bạn còn nhiều thắc mắc, băn khoăn, hãy liên hệ ngay với đội ngũ K-setup để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi tự hào là đơn vị setup chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam cung cấp dịch vụ setup siêu thị trọn gói từ A-Z. Với đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm đã và đang đồng hành cùng gần 18.000 siêu thị trên cả nước, chúng tôi sẽ giúp việc setup siêu thị của bạn trở nên đơn giản – dễ dàng hơn với một quy trình setup đúng quy chuẩn.

Đội ngũ K-setup sẽ giúp bạn định hướng kế hoạch kinh doanh cụ thể, đảm bảo dịch vụ chất lượng, tối ưu chi phí, đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh,…Đặc biệt, đội ngũ K-setup luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7 để giúp bạn giải đáp mọi băn khoăn, thắc mắc. Hoạt động với tiêu chí luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, đạo đức nghề nghiệp là tiêu chí số 1, đội ngũ K-setup luôn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để đem đến cho bạn trải nghiệm tốt nhất.

Hãy đến với K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. K-SETUP sẽ giúp bạn tối ưu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận.

Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP

Hà Nội: Số Nhà F1 Ngõ 112 ,Tổ 16 Khu Tập Thể Công Ty Sông Đà 10, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

TP.HCM: Lầu 4 số 32 Đường số 4, Khu Dân Cư Cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Hà Nội: 098.5566.123 -TP.HCM: 0368.393.688

.
.
.
.