8 bước để mở siêu thị mini thành công

Mở siêu thị mini đang là xu hướng Hot trong những năm gần đây bởi đã có nhiều cá nhân, đơn vị rất thành công khi chọn mô hình kinh doanh này. Tuy nhiên, không phải ai cũng am hiểu về mô hình này, đặc biệt là những người mới. Trong bài viết này, K-Setup chúng tôi sẽ chia sẻ 8 bước để mở siêu thị mini mà bạn cần phải biết.

I.  Mở siêu thị mini và những vấn đề cần lưu ý

Đây là mô hình đang phát triển với tốc độ nhanh và mạnh, đặc biệt là ở khu vực nông thôn hiện nay. Nếu trước kia người dân quen với việc mua hàng ở chợ truyền thống hay các cửa hàng tạp hóa thì giờ đây người tiêu dùng lại ưa thích đến các siêu thị lựa chọn hàng hóa.

Ưu điểm là các sản phẩm sản phẩm trong siêu thị có giá niêm yết, nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng nên càng nhận được nhiều sự tin tưởng của khách hàng. Hơn nữa, khách hàng được tự tay lựa chọn sản phẩm mình muốn mua.

Mở siêu thị mini trong thời điểm hiện tại cũng là lợi thế khi nhu cầu mua sắm và hành vi mua sắm của người dùng đã thay đổi. Tuy nhiên, nếu kinh doanh mô hình này, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ các vấn đề sau:

  • Nghiên cứu thật kỹ thị trường nơi mình muốn kinh doanh.
  • Tìm hiểu đối tượng khách hàng cần nhắm đến.
  • Có bản kế hoạch chi tiết cho các bước cần phải làm.

Việc kinh doanh mô hình siêu thị mini thành công hay không, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kế hoạch kinh doanh của bạn như thế nào, kinh nghiệm thương trường của bạn đến đâu,… Dưới đây là kinh nghiệm 8 bước mở siêu thị mini cần biết để có thể thành công với mô hình này.

II. Chia sẻ các bước mở siêu thị mini bạn cần phải biết

1. Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và lựa chọn mô hình kinh doanh

Lập bản kế hoạch kinh doanh rất quan trọng, trước khi viết một kế hoạch kinh doanh siêu thị mini, bạn cần tìm hiểu về mô hình, ngành hàng và nghiên cứu thị trường thực tế. Bạn phải đặt ra được một số câu hỏi như sau:

– Thị trường mục tiêu của bạn là gì?

– Ai sẽ là khách hàng mục tiêu của bạn? Họ có nhu cầu thực tế cho sản phẩm, dịch vụ của bạn không?

– So với những cửa hàng khác thì siêu thị mini của bạn khác ở điểm gì?

– Thế mạnh của bạn đang có là gì?

– Khó khăn của bạn là gì?…

Lựa chọn mô hình siêu thị mini phù hợp

Việc lựa chọn mô hình kinh doanh sẽ rất cần thiết và bạn cần cân nhắc để lựa chọn sao cho hợp lý nhất.

  • Mô hình siêu thị mini tập trung hàng hóa phổ thông

Đây là mô hình có ưu điểm rất dễ bán,  phục vụ cho nhu cầu của nhiều đối tượng. Phù hợp với các khu vực có thu nhập trung bình thấp và vừa tại nông thôn. Tuy nhiên,độ cạnh tranh cao, không tạo được tệp khách trung thành. Cần lọc được các sản phẩm bán phù hợp.

  • Mô hình bán 60% hàng phổ thông và 40% hàng nhập

Với mô hình này, đối tượng nhắm đến là khách hàng ở khu vực nông thôn phát triển, thị trấn, thị xã, thành phố. Mô hình này sẽ giúp siêu thị đa dạng các mặt hàng hóa có tính cạnh tranh hơn.  Có thể nhập khẩu các mặt hàng của Thái, Nhật, Hàn,…Để hoạt động tốt mô hình này cũng cần phải có kiến thức kinh doanh tốt để cạnh tranh lại với những mô hình cùng loại.

  • Mô hình siêu thị mini bán 60% hàng nhập khẩu và 40% hàng hóa phổ thông

Mô hình này thường sẽ phù hợp với những khách hàng có thu nhập cao và có nhu cầu sử dụng hàng nhập nhiều. Với ưu điểm là hàng hóa nhập đa dạng, cạnh tranh thấp dẫn đến tỷ suất lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn nhanh. Tuy nhiên, doanh số thấp và cần phải hiểu sâu về mô hình này mới có thể kinh doanh có lãi được.

2. Tìm kiếm mặt bằng mở siêu thị mini

Lựa chọn mặt bằng mở siêu th
 

Việc tìm kiếm mặt bằng là môt bước vô cùng quan trọng, chiếm 40% hiệu quả kinh doanh.

  • Vị trí: Mặt bằng cần ở khu vực đông dân cư như: đường lớn, tầng trệt nhà chung cư, ngã 3 đông người qua lại, gần chợ, trường học,…
  • Mặt tiền nên từ 4m trở lên và có chỗ để xe cho khách hàng rộng rãi.
  • Hợp đồng cho thuê mặt bằng cần 3-5 năm trở lên.
  • Diện tích thuê mặt bằng từ 50-150m2, giá thuê giao động từ 15-40 triệu tùy thuộc vào vị trí kinh doanh.
  • Nếu có mặt bằng kinh doanh thì là lợi thế, ngoài việc giảm thiểu chi phí thuê sẽ tránh được những rủi ro trong việc thuê mặt bằng kinh doanh.

3. Tìm nguồn hàng chất lượng

Nguồn hàng cực kỳ quan trọng, đặc biệt là phải tìm nguồn chất lượng để tạo uy tín với khách hàng. Thông thường siêu thị mini sẽ có nhóm chính như: Hóa mỹ phẩm; Bánh kẹo; Đồ uống; Sữa tươi – sữa chua; Thực phẩm khô; Văn phòng phẩm,…

Tìm kiếm và nhập hàng hóa chất lượng

Có 3 kênh nhập hàng chính mà bạn nên hiểu để lựa chọn phù hợp nhất:

Kênh GT – General Trade (kênh hệ thống, chiếm khoảng 80%)

Nhà sản xuất -> Nhà phân phối tỉnh -> Đại lý  + Cửa hàng bán lẻ -> Người tiêu dùng.

  • Đối tượng phân phối phù hợp là các siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, kinh doanh truyền thống (chợ, kiot,…).
  • Những Sale thị trường đến trực tiếp cửa hàng để giới thiệu sản phẩm và chương trình.
  • Ưu điểm: Giá nhập thấp.
  • Nhược điểm: Tư vấn không chuyên, không có đổi trả hàng, không công nợ.

Kênh MT – Modern Trade (kênh Siêu thị – kênh xu hướng hiện đại)

Kênh phân phối hàng hóa MT
Kênh phân phối hàng hóa MT
  • Đối tượng phân phối là các siêu thị thương hiệu, siêu thị quy mô lớn, trung tâm thương mại (Go!, Vinmart,…).
  • Ưu điểm: Tư vấn chuyên nghiệp; có chính sách đổi trả hàng; có công nợ.
  • Nhược điểm: Giá nhập sẽ cao hơn 5-10% so với kênh GT; chỉ tập trung ở thành phố lớn.

Lưu ý: 

  • Những cửa hàng, siêu thị < 300m² không nhập kênh MT.
  • Những cửa hàng từ 300m² – 1000m² cân nhắc nên kết hợp cả 2, tuy nhiên vẫn nên tập trung nhập hàng kênh GT.
  • Nên nhập kênh MT đối với mặt hàng có lợi nhuận cao vì MT có chính sách đổi trả hàng, tránh được rủi ro chi phí khi bị tồn).

Kênh buôn (truyền thống và nhập khẩu)

  • Buôn truyền thống (tập trung nhóm hàng phổ thông): Giá nhập thấp.
  • Buôn nhập khẩu: Giá không chênh nhiều với hàng nội địa.

Như vậy, đối với cửa hàng siêu thị mini thì nên nhập hàng kênh GT để hưởng ưu đãi giá tốt, hàng hóa đảm bảo chất lượng.

Những lưu ý khi nhập hàng:

  • Nhập các sản phẩm tiêu thụ nhanh.
  • Mạnh dạn nhập hàng mới để tăng cạnh tranh.
  • Nên nhập hàng từ nhiều nhà cung cấp để so sánh chất lượng sản phẩm và mức giá.
  • Nên nhập ít hàng khi mới mở (không nhập nhiều mặt hàng có hạn sử dụng quá ngắn hoặc hàng quá khó bán).
  • Chỉ nên tập trung nhập của các nhãn hàng bán chạy hơn (không nhập nhiều cả 2 nhãn hàng khi họ đang là đối thủ của nhau).
  • Những hàng hóa bán được cả thùng có thể nhập nhiều lên (Sữa tươi, mỳ tôm, nước lọc,…).

4. Cân đối vốn và chi phí để mở siêu thị mini

Khi thực hiện kế hoạch gì thì bạn đều cần phải có tính toán đầu tư về chi phí đầu tư phù hợp. Chi phí sẽ phải chi cho các khoản khác nhau:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Nên chú ý làm hợp đồng nhiều năm để tránh chủ đòi mặt bằng.
  • Chi phí nhập hàng: Bạn phải chi từ 50-100 triệu tùy vào số lượng và mặt hàng bạn bán.
  • Chi phí lắp đặt trang thiết bị: Vào khoảng 60-80 triệu. Trang bị các thiết bị cơ bản như máy tính, máy tính tiền, giá kệ hàng,…
  • Chi phí thuê nhân viên
  • Các loại chi phí liên quan đến thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài.
  • Chi phí dự trù vận hành: Dự trù phí khoảng 1-2 tháng.

Xem thêm:>>> Chi phí mở siêu thị mini

5. Lên thiết kế giá kệ siêu thị và sửa sang mặt bằng

Thiết kế giá kệ siêu thị không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ mà còn giúp trưng bày hàng hóa đẹp, chuyên nghiệp hơn.

Bạn cần thuê đơn vị chuyên setup giá kệ siêu thị, họ sẽ giúp bạn lên layout phù hợp và đẹp nhất.

Ngoài ra, bạn cần Sơn sửa lại mặt bằng; Hệ thống làm mát; Làm đường điện, nước; Thiết bị an ninh, thiết bị ánh sáng,…

6. Cách trưng bày hàng hóa phải khoa học và ấn tượng

  • Những mặt hàng cần đẩy mạnh sẽ trưng bày ở gần quầy thu ngân.
  • Nhưng mặt hàng nhu cầu thiết yếu cao sẽ bày ở gần cuối cửa hàng.
  • Mặt hàng ăn uống sẽ ưu tiên gần quầy thanh toán.
  • Những món ăn của trẻ em được đặt ở vị trí thấp để trẻ nhỏ nhìn thấy.
  • Mặt hàng người mua cảm thấy không thật sự cần thiết (socola, món ăn nhẹ) sẽ trưng bày ở trung tâm lối đi hoặc mặt tiền.
  • Những đồ đắt tiền sẽ bày sau quầy thu ngân (khách cần mình sẽ lấy đưa cho khách).
  • Những hàng hóa có thể treo thì tận dụng móc để tối ưu được cách bày hàng.
  • Phân rõ từng khu trưng bày hàng (tận dụng hết mức không gian để bày nhiều hàng nhất có thể).

7. Lập kế hoạch Marketing bán hàng

  • Kết hợp bán hàng Online trên mạng xã hội (Faceook, zalo,…) hoặctrên các trang thương mại điện tử, Website.
  • Có kế hoạch ưu đãi thường xuyên (giảm giá hàng tuần, bán hàng theo combo, tích điểm, tặng quà theo tuần, theo tháng, chiết khấu giảm giá cho khách quen,….)
  • Kỹ năng tư vấn bán hàng chuyên nghiệp. Thái độ nhiệt tình, vui vẻ, niềm nở.
  • Trưng bày hàng hóa đẹp và sạch sẽ (không để bụi bẩn).
  • Thu hút khách chú ý bằng âm nhạc, ánh sáng, trang trí ấn tượng,…

8. Quản lý cửa hàng hiệu quả

Việc quản lý hàng hóa trong siêu thị mini đòi hỏi cần phải có nắm bắt rõ ràng bởi siêu thị sẽ chứa một lượng hàng hóa khổng lồ với nhiều mẫu mã khác nhau. Quản lý làm thế nào để không gặp phải tình trạng hàng tồn kho quá nhiều.

Giải pháp là bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, đây là cách tốt nhất để quản lý được số lượng hàng nhập về và bán ra mỗi ngày. Nắm bắt được tình hình kinh doanh của cửa hàng, bạn sẽ có kế hoạch để thu hút khách hàng, tăng doanh thu hiệu quả.

Tổng kết: Trên đây là 8 bước mở siêu thị mini cần biết. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn, nhất là những người mới mở sẽ có thêm kinh nghiệm kinh doanh mô hình siêu thị mini hiệu quả và đạt doanh thu cao.

Xem thêm>>> Cách quản lý siêu thị mini hiệu quả


CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP

Hà Nội: Số Nhà F1 Ngõ 112,Tổ 16 Khu Tập Thể Công Ty Sông Đà 10, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

TP.HCM: Lầu 4 số 32 Đường số 4, Khu Dân Cư Cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Hà Nội: 098.5566.123

TP.HCM: 0368.393.688

Website: Ksetup.vn   –   Ksetup.net

.
.
.
.