Dù là mở siêu thị mini hay mở cửa hàng tạp hóa, bạn đều cần tuân thủ theo các bước hay một quy trình nhất định.
Dưới đây, K-setup sẽ hướng dẫn bạn chi tiết quy trình mở một siêu thị mini đối với người bắt đầu kinh doanh.
1. Chuẩn bị nguồn vốn
Các chi phí mở siêu thị mini cơ bản
- Chi phí thuê mặt bằng: 20 triệu/tháng
Nếu bạn đã có sẵn một địa điểm thuận tiện để mở siêu thị mini thì đây là một lợi thế rất lớn giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí để đầu tư cho các hạng mục khác được tốt hơn.
Nếu chưa có địa điểm, hoặc địa điểm của bạn không thuận lợi thì việc bỏ tiền ra thuê một nơi khác là điều nên làm. Mở siêu thị mini thông thường chỉ cần mặt bằng khoảng 50m2 là đã đủ để bạn có không gian trưng bày tất cả các loại hàng hóa, một quầy thu ngân và một kho chứa hàng nho nhỏ. Tùy vào diện tích, vị trí, tính thẩm mỹ mà giá thuê ở từng nơi là không giống nhau, nhưng trung bình dao động trong khoảng 10-15 triệu đồng/ tháng. Nếu bạn muốn chọn các địa điểm hút khách như các tòa chung cư, trên mặt đường lớn, đông người qua lại,… thì mức giá ấy có thể lên tới 20 đến 30 triệu đồng/tháng.
Cần lưu ý về hợp đồng cho thuê nhà, tối thiểu phải là 5 năm trở lên. Đã rất nhiều trường hợp chủ nhà thấy mình buôn may bán đắt được sẵn sàng đền bù cho chút ít rồi đuổi khéo bằng nhiều cách để kế thừa kinh doanh cửa hàng. Do vậy việc làm hợp đồng phải thật chặt chẽ, không bao giờ được lỏng lẻo, bị nắm chuôi.
- Chi phí đầu tư nguồn hàng: 300 triệu
Bán hàng tạp quá sẽ thu lãi mỗi sản phẩm không quá nhiều, người bán hàng tạp hóa bán số lượng lớn, tích tiểu thành đại mà nên. Do vậy nguồn nhập hàng là yếu tố quan trọng quyết định đến giá bán, doanh thu, lợi nhuận của siêu thị. Hiện nay người dùng rất thông minh và luôn đặt ra sự so sánh. Nếu giá của bạn mà đắt hơn bên khác dù chỉ 1 ngàn đồng cũng sẽ mất khách ngay lập tức. Việc nhập được sản phẩm giá rẻ chất lượng sẽ giúp việc kinh doanh siêu thị mini thu lãi về nhanh hơn. Vì vậy, nếu lựa chọn nhà cung cấp là các công ty lớn để nhập hàng thì càng tốt và hãy chú ý tới các chương trình khuyến mãi, ưu đãi của họ để được mua hàng giá rẻ.
Do chưa có biết mở siêu thị mini cần những gì thì bạn nên chọn nhiều mặt hàng với số lượng vừa phải. Ngoài ưu điểm không bị đọng hàng còn làm tăng khả năng luân chuyển vốn để trang trải chi phí cho các tháng tiếp theo.
- Chi phí lắp đặt thiết bị: 60 triệu
Bạn cần những gì để kinh doanh siêu thị mini?, đó là những dụng cụ, thiết bị sau:
- Máy tính và Máy tính tiền siêu thị mini: Mỗi bàn thu ngân và kế toán bạn có thể trang bị 1 chiếc máy tính và máy tính tiền siêu thị mini. Các máy tính này cần kết nối với nhau và số liệu thu thập phải được bạn quan sát rõ ràng.
- Phần mềm: Phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm quản lý siêu thị, cửa hàng tiện lợi phải được kết nối với nhau và do máy tính chủ của bạn quản lý.
- Bàn ghế cho nhân viên thu ngân, nhân viên kho hàng, nhân viên kế toán. Bàn ghế để nhân viên thu ngân , nhân viên kế toán làm việc, cất giữ một số tài liệu in ra trong ngày, lưu giữ tiền thu được từ khách hàng. Bàn ghế cho nhân viên thu ngân bảo bảo đảm an toàn và có những loại bàn dành riêng cho nhân viên thu ngân, bạn tìm hiểu và mua cho phù hợp.
- Giá đỡ hàng: Mỗi bộ giá đỡ hàng hóa có diện trung bình từ 4(m2)-4.6(m2). Thông thường bạn cần khoảng 20 giá đỡ hàng hóa như vậy trưng bày trong 1 siêu thị Mini. Chất liệu của giá đỡ hàng không cần cao cấp nhưng màu sắc và thiết kế phải tinh tế.
- Tủ mát, tủ lạnh: Để chứa đồ uống, thực phẩm tươi sống… Bạn nên có 2 tủ mát đặt ở gần lối ra vào hoặc tại những vị trí mà khách hàng dễ nhìn thấy nhất. 1 chiếc tủ mát đặt ngay cạnh bàn thu ngân cũng mang lại 1 hiệu ứng tích cực làm khách hàng lấy thêm 1 vài lon nước hoặc thực phẩm bên trong trong tủ mát.
- Một số dụng cụ, thiết bị khác: Bạn có thể sắm sửa thêm 1 tủ đựng sách báo, 1 tủ bánh mini, 1 tủ đồ bán móc khóa, đồ chơi thời xưa…
Các chi phí mở siêu thị mini phát sinh
Chi phí trang trí: 20 triệu
- Trần nhà và sàn nhà: tạo cảm giác thoáng đãng, ấm cúng cho khách khi bước vào không gian trong siêu thị. Bạn không cần trang trí trần quá tráng lệ hay độc đáo để tốn tiền, chỉ cần chọn thiết kế đơn giản phù hợp với đặc điểm kinh doanh của siêu thị. Trần nhà không nên bài trí quá nhiều họa tiết mà cần sạch sẽ, bạn có thể dùng màu trắng tinh hoặc tông màu ấm làm nền cho trần nhà. Về mặt sàn cần phải kết hợp hài hòa với ánh sáng đèn từ trần nhà. Bạn có thể chọn màu trắng thuần tự nhiên hoặc màu nhạt. Điều đó tạo cảm giác sạch sẽ, có lợi cho việc bán thực phẩm, đồ ăn uống trong siêu thị.
- Biển hiệu của siêu thị: Thông thường biển này làm thành hình chữ nhật, có chiều rộng lớn hơn chiều cao và độ dài bằng với mặt tiền của siêu thị. Khi đặt biển hiệu không nên phân bổ quá nhiều màu sắc, càng đơn giản nhưng tinh tế và phù hợp định hướng kinh doanh càng tốt.
- Mặt sàn của hiên nhà trước siêu thị: Là nơi khách hàng sẽ trạm bước chân đầu tiên đến với cửa hàng của chúng ta, vì vậy phần hiên nhà phía trước này có tác động nhất định đến tâm lý mua hàng. Bạn không nên sử dụng màu tro hay màu đen quá nhiều cho phần hiên nhà này, sử dụng loại gạch hoặc chất liệu dễ lau vệ sinh, thiết kế của bệ hiên nên vuông vắn.
- Mặt tường bên trong siêu thị: Tường của một siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi thông thường được ốp gạch men sứ màu trắng. Bạn có thể treo khung Logo thương hiệu hoặc 1 biển quảng cáo. Ngoài ra bạn có thể sử dụng màu ấm áp kết hợp với đèn thả để tạo nên hiệu ứng tâm lý mua hàng.
- Âm nhạc: Một nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, 1 bản nhạc du dương có khả năng làm cho khách hàng muốn mua nhiều sản phẩm hàng hóa hơn trong cửa hàng của bạn. Âm lượng của 1 bản nhạc không nên quá lớn khiến khách hàng cảm thấy khó chịu.
Chi phí thuê nhân viên: 35 triệu/tháng
Là người quản lý hàng hóa, thanh toán hóa đơn với khách hàng nên việc tuyển chọn nhân viên cần phải thực hiện thật kĩ càng. Bạn sẽ phải cân nhắc xem thuê nhân viên làm theo ca hay cả ngày? Mức lương là bao nhiêu? Cần bao nhiêu người? Chế độ phúc lợi như thế nào? Nhân viên làm ca bạn có thể tuyển dụng sinh viên. Tuy nhiên, phải yêu cầu họ tuân thủ thời gian công việc, tránh tình trạng nghỉ làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh.
Thuê được người đúng năng lực chứ không phải thuê người giỏi, hãy thuê người có khuôn mặt ưa nhìn, nếu họ chưa biết gì bạn có thể dạy cho họ những kinh nghiệm bán hàng, làm sao để ứng xử và thuyết phục người mua. Thuê những người như thế bạn sẽ không mất quá nhiều tiền để trả lương. Đào tạo 1 người mới tận tụy và đối xử tốt với họ bạn sẽ nhận được sự gắn bó lâu dài của họ.
Số lượng nhân viên chúng ta thuê như sau:
- 1 cửa hàng trưởng quản lý siêu thị Mini. Người này bạn không phải thuê người giỏi, giỏi để mà họ lấy mất cơ ngơi của bạn à. Chỉ cần thuê người người đã có kinh nghiệm quản lý đơn, họ có thể quán xuyến mọi công việc , tạp vụ , điều phối các nhân viên khác làm việc mang lại hiệu quả tốt nhất. Họ cũng là người sẽ tham mưu cho bạn những kế hoạch Pr, khuyến mại, thu hút khách hàng.
- 1 Nhân viên kế toán. Họ là những người phụ trách công việc thống kê số liệu hàng hóa nhập vào, bán ra, họ sẽ tham mưu cho bạn những mặt hàng nào được tiêu thụ nhiều theo từng tuần, tháng, quý…
- 2 nhân viên thu ngân. Sauk hi khách hàng chọn mua hàng, họ cần thanh toán và người thu ngân đảm nhiệm công việc quét mã, thu tiền và gói hàng cho người mua.
- 3 người xử lý hàng hóa. Họ đảm nhiệm những công việc như sắp xếp hàng hóa, quản lý kho hàng, vận chuyển. Bạn có thể bố trí 1 người đứng ở cửa hàng hướng dẫn người mua, 3 người đảm nhiệm công việc vận chuyển hàng hóa từ kho/nhà sản xuất tới siêu thị, 1 người còn lại quản lý kho hàng.
Chi phí cho Thuế:
Có 3 loại thuế chủ yếu mà bạn cần đóng là: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài. Trong đó:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đóng cho doanh nghiệp tư nhân ( công ty TNHH một thành viên) 20%. Cụ thể về cách tính thuế bạn tìm hiểu về thuế phải đóng cho công ty TNHH MTV ( Buôn bán hàng hóa bằng siêu thị mini cần thành lập loại hình doanh nghiệp tư nhân này).
- Thuế thu nhập cá nhân. Loại thuế này tính cho những người có thu nhập từ 9 triệu trở lên ( theo 92/2015/TT-BTC). Bạn cũng tìm hiểu cụ thể hơn về mức thuế mình phải đóng tại văn bản luật này.
- Thuế môn bài đóng theo cố định theo bậc. Theo quy định mới, mức thu phí môn bài được rút gọn lại còn 2 bậc. Cụ thể, theo nghị định 139, mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định mức thu đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng là 3 triệu đồng/năm. Đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống là 2 triệu đồng/năm. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác chịu mức phí môn bài 1 triệu đồng/năm.
2. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa phù hợp
Các cửa hàng tạp hóa thường bán các mặt hàng nhu yếu phẩm nên khách hàng tiềm năng có ở mọi nơi. Tuy vậy, để đầu tư một cửa hàng tạp hóa bài bản, thì lựa chọn điạ điểm phù hợp là một yếu tố quan trọng hàng đầu.
Đa phần các bạn trẻ khi có ý định mở cửa hàng tạp hóa thì đã có sẵn dự định về khu vực sẽ kinh doanh. Thường thì đó là mặt tiền nhà có sẵn. Hoặc một nơi nào đó gần nơi ở hoặc cơ quan làm việc – quen thuộc với sinh hoạt của bạn. Thế nhưng, trước khi rước hàng về tiệm, hoặc sớm hơn là quyết định thuê mặt bằng nào. Thì hãy tiến hành bước tiếp theo: “khảo sát thị trường”
Vậy tiêu chí lựa chọn mặt bằng để mở siêu thị mini như nào:
- Khu vực đông dân, tập trung nhiều khu chung cư, khu dân cư, khu văn phòng và trường học
- Mặt tiền rộng, thoáng, không nằm trong ngõ nhỏ
- Ô tô có thể đi vào dễ dàng nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa vào siêu thị
- Chi phí hợp lý với năng lực vốn của bạn.
3. Khảo sát thị trường
Sau khi lựa chọn được địa điểm mở cửa hàng hoặc sau khi có dự định mở cửa hàng tại khu vực nào. Bước tiếp theo các bạn nên khảo sát thị trường khu vực lân cận đó. Nội dung khảo sát cần xác định các thông tin sau đây:
- Khách tiềm năng: mật độ cư dân tại khu vực mở cửa hàng có đông không. Chủ yếu là nhóm cư dân nào (nông dân, công nhân, dân văn phòng, trung lưu … ). Nhu cầu nào của cư dân chưa được đáp ứng tốt.
- Đối thủ: xung quanh có các cửa hàng tương tự nào. Cửa hàng qui mô lớn hơn. Họ đã làm tốt những gì? Còn khoảng trống nào bạn có thể thâm nhập và làm tốt hơn.
Xem thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa online
4. Xác định nguồn hàng: Bán tạp hóa lấy hàng ở đâu? Siêu thị Mini lấy hàng ở đâu?
Có nhiều nguồn hàng khác nhau. Bạn phải tìm nguồn hàng chuẩn. Vì nếu hàng không chuẩn sẽ bán không được hoặc bị mất khách.
Về hóa mỹ phẩm tiêu dùng nổi tiếng trên thị trường thường là của 2 nhãn hàng P&G và Unillever. Bạn có thể tìm google đại lý, nhà phân phối của 2 nhãn hiện đó tại khu vực của mình.
Một kinh nghiệm hữu ích cho các bạn chuẩn bị mở cửa hàng tạp hóa. Các mặt hàng đồ uống như: coca cola, pepsi nếu lấy từ các đại lý lớn thì có thể giá sẽ mềm hơn khi lấy từ nhà phân phối.
Trước khi mở cửa hàng, bạn cũng nên tham khảo mặt bằng giá tại khu vực mình định mở cửa hàng. Giá bán tại chợ như thế nào, giá bán tại các cửa hàng tương tự ra sao. Nếu mua tại siêu thị thì giá có đắt hơn không? Để biết cách định giá bán cho cửa hàng của mình.
Đó cũng là cách để bạn nhận biết giá đại lý, nhà phân phối chào cho mình đã đủ tốt chưa. Mặt hàng ấy với lãi gộp như thế thì có nên kinh doanh hay không.
Chợ đầu mối là một địa chỉ lấy hàng tạp hóa giá sỉ được đa số các chủ cửa hàng tạp hóa lựa chọn. Bởi vì, ở đây có nhiều loại hàng hóa đa dạng chủng loại, chất lượng khác nhau đáp ứng được nhu cầu mua hàng hóa giá rẻ với số lượng lớn. Tuy nhiên, hàng hóa có nhiều loại và chất lượng khác nhau từ tốt đến kém. Chủ cửa hàng phải khôn khéo, tỉnh táo để lựa chọn được những sản phẩm có chất lượng tốt, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của cửa hàng mình.
Sau khi nhập hàng, cửa hàng trưởng phải là người nắm như lòng bàn tay những thông tin dưới đây:
- Lượng hàng tồn trên kệ và hàng tồn trong kho
- Bổ sung danh sách nhà cung cấp
- Quản lý lượng tiền mặt bán hàng hàng ngày và tiền lẻ trả lại.
- Quản lý hàng nhập hàng ngày
- Quản lý doanh thu hàng ngày
- Quản lý công nợ với nhà cung cấp, với khách mua buôn.
- Cuối tháng xem báo cáo hiệu quả kinh doanh toàn bộ cửa hàng.
5. Đa dạng mặt hàng tạp hóa kinh doanh
Từ tên gọi cửa hàng tạp hóa, thì chúng ta đã hiểu ngay là cần phải bán đa dạng các mặt hàng. Từ khảo sát thị trường ở trên, bạn có thể ra được danh sách các mặt hàng có thể kinh doanh.
Các mặt hàng thiết yếu như: muối, mắm, đường, bột ngọt, dầu gội, xà phòng giặt … nên có mặt trong danh sách hàng hóa.
Bạn cũng nên phân nhóm đâu là các mặt hàng đóng góp lợi nhuận chủ đạo. Đâu là các mặt hàng kéo khách đến cửa hàng để theo dõi hiệu quả hoạt động.
Hàng hóa nên đa dạng. Tuy nhiên lấy những hàng gì và lấy với số lượng bao nhiêu cần phải cân nhắc rất kỹ. Mới bán chỉ nên lấy ít một để tránh bị tồn hàng. Vì người dùng bây giờ họ chọn hàng rất kỹ. Đồ ăn và hóa mỹ phẩm cận date bán rất khó.
Khi cửa hàng đã hoạt động ổn định. Định hình được rõ nhu cầu của khách hàng. Chủ tiệm có thể cân nhắc số lượng nhập hàng đủ số để được chiết khấu của nhà cung cấp.
6. Trưng bày hàng hóa hiệu quả
Với rất nhiều mặt hàng trong một diện tích nhỏ, thì ngoài việc sắp xếp hàng hóa sao cho gọn gàng và đẹp mắt. Chủ cửa hàng cũng nên chú ý đến hành vi của người mua. Các hàng hóa bán chạy nên được bố trí ở khu vực gần để tiện phục vụ. Đặc biệt các mặt hàng khách hay mua vào giờ cao điểm, lúc tan tầm
7. Làm dịch vụ khách hàng như là 1 điểm khác biệt của cửa hàng
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Khách hàng có nhiều lựa chọn hơn về địa điểm mua, về hàng hóa, về giá cả. Dịch vụ khách hàng khác biệt chính là cứu cánh cho các cửa hàng vừa và nhỏ trong việc phát triển và giữ chân khách hàng.
Khi đã có số lượng khách hàng thân quen đủ lớn. Bạn đã có thể yên tâm về cỗ máy sinh lời của mình.
8. Chiến lược Marketing
Muốn bán hàng tốt ở thời điểm hiện tại bắt buộc phải giỏi quảng cáo
Hãy chiết khấu, giảm giá bán cho khách hàng quen. Đây là một chi tiết nhỏ trong Marketing nhưng mang lại hiệu quả lớn. Người được giảm giá sẽ cảm thấy mình khác biệt, được ưu tiên, họ sẽ càng mua nhiều hàng hơn và thân thiết với siêu thị mini của bạn hơn nữa.
Giảm giá bán theo từng giờ: Nếu đến tối bạn vẫn chưa bán hết thịt, cá, rau củ thì có thể giảm giá để khách hàng mua nốt. Đây cũng là một cách bán hàng rất hiệu quả.
Thực ra khi giảm giá bán không hề bị lỗ, bạn vẫn có lãi, nhưng tiền lãi bị giảm đi một chút, song vẫn hiệu quả hơn trường không bán được và phải tồn kho. Nếu áp dụng và quản lý chính sách bán hàng tăng giảm giá theo từng giờ hiệu quả, những người khách của bạn có thể sẽ chỉ căn cước giờ giảm giá để đến siêu thị của bạn mua sản phẩm.
Đặc biệt là những bà nội trợ làm công việc văn phòng. Nếu điều này xảy ra, việc của bạn đơn giản chỉ là nhập nhiều hàng hơn nữa và bù khoản chiết khấu đã mất.
Công Ty Ksetup luôn tự hào là đơn vị số 1 Việt Nam, setup siêu thị Mini.